Vì sao quân đội Trung Quốc xuất hiện khi Mỹ-Trung đàm phán ở Alaska?

Quân đội Trung Quốc có mặt tại hội đàm cấp cao ở Alaska tuần trước, đóng vai trò cố vấn hỗ trợ khi Bắc Kinh và Washington đi đến đồng thuận về một số vấn đề an ninh.

SCMP dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết sự hiện diện này cho thấy Bắc Kinh mong muốn phát triển cuộc đàm phán thành một cuộc đối thoại chiến lược.

Cũng theo nguồn tin này, quân đội Trung Quốc (PLA) đã đưa ra lời khuyên về Afghanistan, Iran, Triều Tiên, cũng như nỗ lực ngăn chặn các cuộc xung đột quân sự ngẫu nhiên ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.

"Bộ Ngoại giao Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo trong cuộc đàm phán ở Alaska, trong khi Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế cũng cử các quan chức tới hỗ trợ”, nguồn tin cho hay, đề cập tới Quân ủy Trung ương Trung Quốc - cơ quan giám sát các hoạt động ngoại giao quân sự.

Vì sao quân đội Trung Quốc xuất hiện khi Mỹ-Trung đàm phán ở Alaska?  - 1
PLA hy vọng thúc đẩy quan hệ quân sự với Mỹ thông qua cuộc gặp ở Alaska. (Ảnh: Reuters)

"PLA đóng vai trò nào đó ở Afghanistan, Iran và Triều Tiên, những khu vực mà lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ giao nhau".

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Afghanistan gia tăng khi Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ kinh tế và an ninh cho Kabul thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Trong khi đó, Taliban đang đàm phán với Mỹ về việc chia sẻ quyền lực trong hiệp định hòa bình Afghanistan sau khi Mỹ rút quân vào đầu tháng 5 tới. Tuy nhiên, chính quyền Biden vẫn chưa công bố kế hoạch tới đây của họ để thúc đẩy tiến trình hòa bình Afghanistan.

“Mỹ lo ngại các cường quốc khác như Trung Quốc và Nga sẽ lấp đầy khoảng trống kinh tế và quân sự sau khi Mỹ rút quân. Tuy nhiên, Bắc Kinh không quan tâm đến việc thay thế vai trò của Mỹ ở Afghanistan và Trung Đông. Điều này đồng nghĩa hai nước có thể hợp tác trong lĩnh vực này”, nguồn tin cho biết.

“Sự tham dự của các quan chức PLA tại các cuộc đàm phán ở Alaska cũng nhằm thể hiện mong muốn của PLA trong việc thúc đẩy mối quan hệ quân sự tốt hơn với đối tác Mỹ".

Sau khi kết thúc cuộc gặp ở Alaska, cả hai phái đoàn khẳng định đã có một cuộc trò chuyện thẳng thắn về các vấn đề có lợi ích đan xen như Iran, Triều Tiên, Afghanistan và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, trong khi truyền thông Trung Quốc mô tả cuộc trao đổi là "đối thoại chiến lược", phía Mỹ chỉ gọi cuộc gặp là "đàm phán cấp cao".

Theo nguồn tin của SCMP, tại cuộc gặp, Bắc Kinh đề cập tới khả năng nối lại liên lạc quân sự cấp cao để tránh các xung đột quân sự ngẫu nhiên khi lực lượng vũ trang hai nước gia tăng hoạt động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Cơ chế liên lạc quân sự cấp cao giữa PLA và Lầu Năm Góc tạm ngừng từ tháng 11/2020 sau khi đại diện của Trung Quốc không xuất hiện trong cuộc họp trực tuyến về an ninh hàng hải với người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

Cuộc gặp Mỹ-Trung ở Alaska: Ai thắng? Cuộc gặp Mỹ-Trung ở Alaska: Ai thắng?

Mỹ-Trung nhìn nhận mình giành lợi thế sau cuộc gặp ở Alaska trong khi chuyên gia nói cuộc đối thoại không phải là khởi đầu ...

Trung Quốc coi hội đàm ở Alaska như cột mốc 120 năm trỗi dậy Trung Quốc coi hội đàm ở Alaska như cột mốc 120 năm trỗi dậy

Sau cuộc hội đàm Mỹ - Trung tại Alaska, People's Daily đăng hình ghép để so sánh sự kiện này với buổi ký một hiệp ...

Trung Quốc và Mỹ bất ngờ hợp tác sau cuộc đàm phán căng thẳng ở Alaska Trung Quốc và Mỹ bất ngờ hợp tác sau cuộc đàm phán căng thẳng ở Alaska

Theo tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc, Trung Quốc và Mỹ sẽ thành lập một nhóm làm việc chung về vấn đề biến đổi ...

/ vtc.vn