Vi phạm an toàn thực phẩm: Quy định cụ thể để dễ xử phạt

Theo ông Trần Văn Châu (ảnh) - Trưởng phòng Công tác thanh tra (Cục ATTP, Bộ Y tế), Nghị định 115 có mức xử phạt mạnh mẽ hơn với các vi phạm về ATTP, đồng thời quy định rõ ràng các hành vi để dễ xử phạt, kể cả trong kinh doanh thức ăn đường phố.

vi pham an toan thuc pham quy dinh cu the de de xu phat

Ông Trần Văn Châu - Trưởng phòng Công tác thanh tra (Cục ATTP, Bộ Y tế)

Thưa ông, so với các quy định khác trước đây, Nghị định 115 có gì đáng chú ý?

- Nghị định 115 thay thế Nghị định 178 ban hành từ năm 2013. Điều đặc biệt, Nghị định 115 loại bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo mà chỉ quy định hình thức phạt tiền. Mức xử phạt này cao hơn nhiều so với hành vi tương tương trong Nghị định 178, có hành vi tăng mức xử phạt gấp 2-3 lần, nhưng cũng có hành vi bị xử phạt tăng đến 10 lần (cụ thể như bơm tạp chất vào tôm với mức xử phạt tăng từ 300.000 đồng lên đến 3 triệu đồng).

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Nghị định quy định có 7 hành vi xử phạt theo giá trị hàng hóa vi phạm, không bị giới hạn bởi mức phạt tiền tối đa nêu trên, trong đó có 5 hành vi xử phạt từ 5 - 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm, 2 hành vi xử phạt từ 1-2 lần giá trị hàng hóa vi phạm. Đồng thời, 1 cơ sở vi phạm nhiều hành vi sẽ bị xử phạt cùng lúc các hành vi vi phạm. Do đó, một cơ sở vi phạm ATTP thì có thể bị phạt tới nhiều tỷ đồng chứ không chỉ dừng lại mức tối đa 200 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn như: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm...

Riêng đối với vi phạm trong kinh doanh thức ăn đường phố, nhiều người cho rằng phạt tới 500.000 - 1 triệu đồng là quá nặng đối với gánh hàng rong, khó xử phạt. Ông nhận định thế nào về ý kiến này?

- Thức ăn đường phố là lĩnh vực kinh doanh phổ biến, nhiều người dân sử dụng, không thể xóa bỏ. Tuy nhiên, việc đảm bảo ATTP trong thức ăn đường phố còn rất nhiều vấn đề, do đó việc quy định xử phạt nghiêm khắc và tăng cường kiểm tra ATTP đối với hoạt động này là vô cùng cần thiết. Cùng là hoạt động kinh doanh ăn uống nhưng mức xử phạt với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn cao hơn nhiều (cao nhất tới 10 triệu đồng/vi phạm). Mức phạt 500.000-1 triệu đồng đối với kinh doanh thức ăn đường phố theo tôi là vừa phải, để đủ mức răn đe. Do đó, không muốn bị xử phạt thì người bán hàng rong, cơ sở thức ăn đường phố cần khẩn trương bổ sung những điều kiện mình thiếu, vừa tránh bị phạt vừa bảo vệ người tiêu dùng, tạo uy tín cho cửa hàng.

Không đeo găng tay khi bốc thức ăn, quầy hàng không có che chắn, nước rửa bẩn... là các hành vi rất phổ biến của các hàng ăn vỉa hè, nhưng phạt xong lại tái diễn. Theo ông, làm thế nào để có thể không “bắt cóc bỏ đĩa”?

- Có những hành vi chúng tôi sẽ xử phạt ngay như thức ăn không được che đậy; nước rửa cáu bẩn, rửa đi rửa lại nhiều lần, bốc thức ăn... Cũng có hành vi chưa xử phạt được ngay nhưng không có nghĩa là bỏ ngỏ để người bán hàng vi phạm. Theo tôi, trước mắt là phải tuyên truyền cho người bán biết được các vi phạm sẽ bị xử phạt để dần dần họ khắc phục, thay đổi hành vi. Không có luật nào, nghị định nào vừa ra đời là có thể “răm rắp” thực hiện ngay được mà cần thời gian, cần sự giám sát nghiêm khắc của cơ quan chức năng.

Qua quá trình kiểm tra, tuyên truyền, tôi ghi nhận sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn đường phố. Ví dụ như trước đây đại đa số là người bán không dùng găng tay, quầy hàng không được che chắn... thì nay khá nhiều người bán dùng găng tay, hoặc dùng kẹp gắp thức ăn, có che chắn cho thực phẩm... Còn người mua khi nhận thức được các hành vi không ATTP, không đảm bảo sức khỏe và tẩy chay mua hàng thì sẽ buộc người bán phải thay đổi theo.

Xin cảm ơn ông!

vi pham an toan thuc pham quy dinh cu the de de xu phat Người bán bánh mì sẽ bị phạt 1-3 triệu đồng nếu không mang găng tay

Người bán không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn dùng ngay sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng. Quy ...

vi pham an toan thuc pham quy dinh cu the de de xu phat Ăn thịt chó: Sướng mồm hại thân, ôm bệnh vào người

Thịt chó là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng sự thực thì đặc sản này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức ...

vi pham an toan thuc pham quy dinh cu the de de xu phat Loạn thị trường thuốc giảm cân

Đánh vào tâm lý của nhiều chị em “muốn giữ dáng”, “muốn giảm cân siêu nhanh”, “muốn tiêu hao mỡ bụng”… nhưng không phải vất ...

vi pham an toan thuc pham quy dinh cu the de de xu phat 42 người nhiễm HIV ở Phú Thọ: Cuộc sống tủi hổ của người phụ nữ vô cớ nhiễm HIV

Trước đây, khi làng xóm có cỗ, cưới xin nếu ông nhà tôi không đi được thì tôi đi, giờ thì không được nữa rồi, ...

/ http://danviet.vn