Việc không thể xác định ai là bạn, ai là thù là một trong những lý do khiến quan hệ hợp tác giữa Mỹ và châu Âu khó có thể trở lại.
Donald Trump thay đổi nước Mỹ không được như những người ủng hộ ông kỳ vọng, nhưng lại nhiều hơn những gì người bất đồng chính kiến từng tin ông sẽ không làm được.
Nhưng Mỹ không phải là quốc gia duy nhất thay đổi trong bốn năm qua. Trong khi Tổng thống Biden cố gắng trấn an đồng minh nước Mỹ đã trở lại, các quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương đang thay đổi.
Điều đó khiến cho quan hệ giữa hai bên khó có thể trở lại thời kỳ hòa hợp nhất ngay cả khi Biden đang tại vị. Nhưng Trump không phải lý do duy nhất dẫn tới tình trạng hiện tại.
Trung Quốc trở thành nhân tố gây chia rẽ Mỹ và châu Âu. (Ảnh: Getty Images) |
Lý do đầu tiên khiến quan hệ Mỹ - EU không trở lại trạng thái trước đây là Brexit. Trong nhiều thập kỷ, Anh là bến cảng đầu tiên của Mỹ khi giao dịch với châu Âu. London từ trước tới nay vẫn được xem là người ủng hộ đáng tin cậy và hiệu quả của Mỹ trong khối.
Giờ đây, Mỹ phải đầu tư thêm thời gian và sức lực cho các mối quan hệ của mình với các chính trị gia và thể chế của EU sau vụ 'ly hôn' ồn ào của London.
Theo các chuyên gia, Brexit sẽ khiến việc điều hướng quan hệ giữa Anh và EU trở nên khó khăn hơn nhiều đối với Nhà Trắng, đặc biệt là khi quan hệ giữa London và Brussels vẫn còn nhiều khúc mắc.
Về kinh tế, chính quyền Trump đã thúc đẩy các chính trị gia Mỹ chủ động hơn trong các vấn đề trong nước. Đối với đảng Dân chủ, điều này đồng nghĩa họ cần làm nhiều hơn để giúp công nhân Mỹ và cung cấp thêm các khoản trợ cấp công nghiệp.
Với châu Âu, Brussels vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ thị trường của mình trước những gì mà họ coi là lợi thế cạnh tranh không công bằng. Không loại trừ khả năng sẽ có những mức thuế, quy định mới với thương mại giữa Mỹ và EU thời gian tới.
Cùng với đó, cách tiếp cận với các vấn đề như quyền bảo mật riêng tư, tự do ngôn luận và các giá trị chung từng chia sẻ giữa hai bên đang ngày càng khó thống nhất.
Tuy nhiên sự phân chia quan trọng nhất là về địa chính trị và nhận thức ai là bạn và ai là thù. Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương phát triển mạnh nhất trong Chiến tranh Lạnh khi châu Âu và Mỹ đều có chung một kẻ thù là Liên Xô.
Ngày nay, một số nước châu Âu muốn thúc đẩy quan hệ với Nga, coi Matxcơva là đối tác năng lượng quan trọng.
Nhưng vấn đề thực sự gây chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu là Trung Quốc. Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chính trên hàng loạt các lĩnh vực: kinh tế, an ninh, công nghệ.
Châu Âu dù coi Bắc Kinh là mối đe dọa, nhưng vẫn hy vọng có thể hợp tác với nền kinh tế thứ hai thế giới trong một số lĩnh vực.
"Thật khó để hợp tác chặt chẽ với nhau khi bạn thậm chí không thể thống nhất ai là bạn, ai là thù. Và nếu không có một mối đe dọa từ bên ngoài để gắn kết, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ ngày càng xa rời", cây viết Ian Bremmer của Nikkei Asia nhận định.
Các nhà lãnh đạo châu Âu vui khi thấy một tổng thống truyền thống như Biden trở lại Nhà Trắng. Nhưng sự nhẹ nhõm khi Trump ra đi không tạo cơ sở cho một mối quan hệ bền chặt.
Theo Bremmer, liên minh xuyên Đại Tây Dương đang suy tàn và trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo cũng đang theo đà đó.
Khi hai bên hiểu được điều này, họ cần xây dựng lại một kiến trúc mới cho một mối quan hệ lâu dài và bền chặt hơn.
Doanh nghiệp châu Âu ở TQ mắc kẹt giữa dư luận phương Tây và làn sóng tẩy chay
Hôm 25/3, một tổ chức thương mại ở Trung Quốc cho biết các công ty châu Âu tại nước này đang phải đối mặt với ... |