Tôi ấn tượng nhất với những trận “hỏa thiêu ngựa người” ở bờ sông Hồng của một đại gia kinh doanh cát, khi ông đốt bay 400 triệu cho đêm rằm tháng 7.
Phóng hỏa đốt... 400 triệu đồng
Cả chục năm làm báo, tìm hiểu về các trò mê tín dị đoan, tôi vẫn không thể nào hiểu nổi, vì sao người Việt lại cuồng tín đến vậy.
xã hội càng phát triển, cuộc sống càng sung túc, thì con người lại càng mê tín dị đoan. Trong vô vàn những trò mê tín dị đoan, thì đốt vàng mã như kiểu “phóng hỏa” khiến tôi không tài nào hiểu nổi tại sao con người lại làm việc kỳ quặc như vậy.
Trong vô số những lần chứng kiến cảnh “phóng hỏa” đốt cả núi vàng mã, tôi ấn tượng nhất với những trận “hỏa thiêu ngựa người” ở bờ sông Hồng của một đại gia kinh doanh cát sỏi, khi ông đốt bay 400 triệu đồng cho mỗi đêm rằm tháng 7 mùa Vu lan báo hiếu, xá tội vong nhân.
Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7, là đại gia Nguyễn Trọng T. lại chuẩn bị cho một đêm cúng bái hết sức linh đình. Không chỉ đại gia T., mà các đại gia khai thác cát dọc sông Hồng đều rất quan tâm đến ngày xá tội vong nhân.
Đại gia T. chuẩn bị vàng mã cả tháng trời để phục vụ cho đêm cúng xá tội vong nhân rằm tháng 7. |
Để chuẩn bị cho ngày lễ chu đáo, ông T. đã chuẩn bị các thủ tục từ trước đó cả tháng. Trong số các khâu, thì thuê đội quân làm hàng mã là tốt kém nhất.
Cạnh bến cát bên sông Hồng ở khu vực quận Long Biên (Hà Nội), với những đống cát to như quả núi, có một dãy nhà tạm rộng mênh mông. Trong những căn nhà tạm, rồi thì tràn ngập ngoài bãi, là những con ngựa cùng hình nhân bằng giấy, khung bằng tre, gỗ. Bãi cát này được đại gia Nguyễn Trọng T., người ở Trâu Quỳ, thầu bãi từ gần chục năm nay.
Đại gia T. dáng người bệ vệ, xăm trổ đầy mình, tướng rất dữ dằn, vậy mà mê tín không ai bằng. Tuổi trẻ từng xuôi ngược Nam - Bắc, làm đủ thứ nghề mạt hạng, có lúc vác dao đâm chém thuê, nhưng một ngày giời cho ăn lộc, thầu được bãi cát này, nên phất lên giàu có.
“Lộc giời” là cát ở dưới sông. Người đời phải đầu tư công sức mới làm ra được sản phẩm đem bán, còn anh ta thì chỉ việc múc cát từ dưới sông lên bán, nên giàu có rất nhanh. Chỉ mấy năm múc cát đem bán, anh ta đã xây biệt thự hoành tráng, sắm ôtô xịn, cả đoàn xe tải, tàu bè dưới sông. Nhưng ăn lộc trời thì cũng phải “ra lộc”. Thay vì đem lộc phân phát cho dương thế, thì anh T., cũng như những người làm nghề gắn với sông nước thường “đốt tiền” dâng cho Hà Bá và những oan hồn xấu số.
Đại gia T. bảo: “Cuộc đời có vay có trả. Mình vay của “thiên” để làm giàu thì cũng phải trả cho “địa” chứ. Nhất là vay của ông Hà Bá, mà không trả cho ông, thì kiếp này rồi kiếp sau nữa, sẽ bị ông hành cho không ngẩng đầu lên được”. Cũng giống như những người làm nghề sông nước, đại gia T. rất sợ “ông Hà Bá”.
Cả ngàn người ngựa được làm ra để... đốt. |
Ý nghĩa của lễ Vu Lan là báo hiếu cha mẹ của kiếp này và những kiếp trước, nhưng cũng là dịp để giúp đỡ những linh hồn đói khát, lang thang. Mà theo quan niệm của đại gia T., những linh hồn lang thang do chìm sông lạc suối ở sông Hồng thì nhiều vô kể, nên “ra lộc” càng nhiều càng tốt, cúng càng hoành tráng lộc càng vào nhiều.
Để buổi cúng diễn ra hoành tráng, đại gia T. thuê cả chục thợ ăn ngủ nghỉ ở “trụ sở” bãi cát nhà mình, rồi đêm ngủ ngày thức đóng khung, bọc giấy vẽ hình người - ngựa cho thật đẹp.
Sau cả tháng trời làm việc liên tục, nhóm thợ cho ra lò tổng số 1.000 người - ngựa. Chuẩn bị cho lễ nhập đồng, cúng Vu Lan, 1.000 người - ngựa được đem ra hong nắng khiến bãi cát lên màu vàng rực.
Trong số 1.000 người - ngựa, có 250 người - ngựa cỡ nhỏ, 250 cỡ vừa, 250 cỡ lớn và 250 người - ngựa lớn như thật. Đại gia này phải dựng nguyên một căn lều lớn, rộng hàng trăm mét vuông để chứa những người - ngựa lớn như thật.
Làm nghề khai thác cát sỏi, nên ông T. càng mê tín dị đoan. |
Theo những người thợ, đêm cúng Vu Lan, đại gia T. mới cho mấy xe tải chở thuyền rồng, đĩnh vàng, ngai bạc, voi chiến… trong đó, có một xe tải, chở khoảng… chục tỷ đô-la, toàn là hàng mã đến.
Trước lễ cúng vài ngày, đại gia T. đã cho người dựng một sân khấu hoành tráng. Trên sân khấu này, vào ngày lễ Vu Lan, sẽ diễn ra một buổi hầu đồng, cúng bái, cầu khấn, gồm rất nhiều tiết mục, thể loại. Sau hàng loạt tiết mục lễ bái, sẽ là cuộc hỏa táng 1.000 người - ngựa.
Buổi hầu đồng, cúng bái, cầu khấn diễn ra từ 8 giờ tối và... không ai được vào ngoài gia đình đại gia T.
Đúng 12 giờ đêm, khi tiếng chiêng, tiếng mõ, tiếng xèng ngừng bặt, thì ngọn lửa xuất hiện ở ven sông Hồng, chỗ bãi cát của đại gia T. Đứng trên đê vẫn nhìn rõ ngọn lửa cháy đùng đùng vượt qua cả những vườn ổi, rặng tre, vườn chuối. 1.000 ngựa - người, cả núi hàng mã, cùng hàng chục tỷ đô-la giấy đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Dọc hai bên sông Hồng trong đêm Vu Lan lửa cháy rừng rực. Các đại gia làm giàu nhờ sông Hồng đang trả lễ cho Hà Bá và các vong hồn lang thang, chết trôi chết nổi bằng cách đốt đủ các thứ như máy bay, tàu hỏa, ngựa, voi, đô-la, nhà máy, thuyền rồng, bảo tháp, ngai chúa…
Chỉ riêng số tiền đầu tư cho 1.000 ngựa - người bằng giấy đã tốn đến 200 triệu đồng. Các loại hàng mã khác tiêu tốn khoảng 100 triệu đồng. Công đoạn dựng sân khấu, thuê giá đồng, thầy cúng, lễ lạt các loại cũng tốn chừng 100 triệu đồng nữa.
Như vậy, chỉ một đêm cuồng tín, đại gia T. đã phóng hỏa đốt bay chừng 400 triệu đồng. Rồi còn hàng chục đại gia chuyên chở vật liệu trên sông Hồng, khai thác cát dưới sông, cũng thi nhau đốt vàng mã. Hàng tỷ đồng đã biến thành tro chỉ trong một đêm.
Tục lệ bịa tạc
Theo nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng, đốt vàng mã xuất hiện ở Việt Nam từ thời xa xưa, với quan niệm “trần sao âm vậy”. Người ta đốt vàng mã, là với niềm tin, gửi được của cải, tài sản cho người chết.
Cùng theo ông Hùng, thì nguồn gốc tục lệ này bắt nguồn từ Trung Quốc. Thời nhà Chu (1.122 trước công nguyên), vua chúa chết, thì thê thiếp, thục hạ sủng ái cũng bị chôn theo. Thậm chí, quan lớn, người giàu chết cũng được chôn theo người hầu, tài sản có giá trị.
Tục lệ chôn người sống theo sau này được bãi bỏ, nhưng chôn theo gia sản thì còn kéo dài đến mãi sau này. Ở Việt Nam, thời kỳ Bắc thuộc, trong các ngôi mộ Hán có vô số của cải, cả chum tiền xu, thậm chí vàng bạc, ngọc ngà.
Phong tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc - là trò mê tín dị đoan. |
Đến đời Hán, đầu công nguyên, tục lệ chôn thê thiếp được bãi bỏ. Người ta làm hình nhân, vàng bạc, đồ vật bằng giấy thay cho người thật, đồ thật để đốt khi tang lễ. Tuy nhiên, thời kỳ đó, tục đốt vàng mã chủ yếu lưu truyền trong cung đình, giới quan lại, chứ người dân không đốt vàng mã.
Đến đời Đường, một ông sư tên Đạo Tăng, muốn lôi kéo nhân dân theo Phật giáo, bèn bịa ra chuyện đốt vàng mã để chuyển tài sản cho người chết. Ông này tâu với vua Đạt Tôn: “Rằm tháng 7 là ngày xá Diêm Vương xét tội vong nhân. Vua nên cho thiên hạ đốt thật nhiều vàng mã để biếu vong nhân”. Vua Đạt Tôn vừa muốn được lòng dân, lại tin lời Đạo Tăng nên thuận ý, kêu gọi người dân đốt vàng mã.
Chính vì thế, ở Trung Quốc, thời kỳ đó, tín đồ Phật giáo đốt rất nhiều vàng mã để cúng gia tiên, cúng vong nhân. Trong khi, quan niệm của Phật giáo Trung Quốc, là người chết thì tái sinh, nhưng lại đốt vàng mã gửi cho người chết, thì chẳng rõ có sự liên quan gì.
“Với 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt chịu ảnh hưởng khá sâu sắc nhiều trò mê tín dị đoan của người phương Bắc, trong đó, tục đốt vàng mã không chỉ ảnh hưởng nặng nề, mà còn ngày càng dị đoan hơn cả bên Trung Quốc” – ông Đặng Hùng cho biết.
Người dân TP.HCM đón Vu Lan bằng cách phóng sinh, thay vì đốt vàng mã |
Đốt vàng mã không phải cách duy nhất để thể hiện hiếu đạo |
Vì sao Hoài Linh vắng mặt ở hàng loạt game show truyền hình? |