Nguy hiểm chết người từ những “điểm mù” giao cắt giữa đường ngang dân sinh và đường sắt

Liên tiếp những vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng thời gian gần đây khiến nhiều người thương vong đã làm không ít người dân vô cùng lo lắng về sự an toàn giao thông của ngành đường sắt. Đặc biệt, tại những điểm giao cắt, đường ngang dân sinh điều này càng trở nên đáng lo ngại hơn bởi tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu người và phương tiện tham gia giao thông chỉ cần một phút lơ đãng, thiếu quan sát khi có tàu chạy qua.

nguy hiem chet nguoi tu nhung diem mu giao cat giua duong ngang dan sinh va duong sat

Tai nạn liên miên tại điểm giao cắt

Theo báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), tính từ ngày 16.9.2017 - 15.4.2018, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 199 vụ, làm chết 91 người, bị thương 122 người. Trong đó, nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường sắt được chỉ ra do nhiều yếu tố. Đáng chú ý, nhiều vụ tai nạn xảy ra tại các lối đi tự mở, dọc trên đường sắt và tại các đường ngang có cảnh báo. Nhiều vụ tai nạn do người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ cố tình vượt qua đường sắt không chú ý quan sát, hoặc cố tình phóng nhanh, vượt ẩu qua đường sắt khi tàu đến gần bị tàu đâm va, cán, gạt...

Ghi nhận của PV, tại Hà Nội, dọc theo đường Ngọc Hồi (đoạn từ chùa Tứ Kỳ đến cầu Văn Điển) thuộc địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, có hàng chục đường ngang dân sinh cắt ngang đường sắt. Tuy nhiên, số đường ngang có người gác chắn barie cảnh báo phương tiện dừng khi có đoàn tàu chạy qua lại rất ít. Nhiều đoạn đường ngang cắt với đường sắt có nhiều phương tiện qua lại được người dân tự chế. Đặc biệt dọc đường sắt còn có lối vào các khu dân cư, người đi đường vô tư, thoải mái băng qua đường tàu hỏa.

Nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc đã xảy ra. Mới đây nhất vào khoảng 0h45 ngày 28.5, tại tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua Văn Điển (Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn đường sắt giữa tàu hàng số hiệu 7301 với ôtô tải BKS 29H-005xx. Cú đâm của đoàn tàu đã khiến ôtô tải bị mắc kẹt vào đầu máy tàu. Nguyên nhân bước đầu được xác định do xe tải băng qua đường sắt tại đường ngang tự mở (đường ngang trái phép), lái xe thiếu quan sát khi có tàu tới nên xảy ra va chạm.

Một vụ va chạm tương tự khác, vào khoảng 22h45 ngày 27.4, tại đoạn đường sắt Bắc - Nam chạy qua khu vực cầu Quán Gánh (xã Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt giữa tàu chở hàng đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam với xe ôtô mang biển số 17A-025.46. Sau cú đâm mạnh, chiếc xe ôtô biến dạng một phần và bị tàu kéo lê đoạn dài khoảng 50m. Trước đó, vào khoảng 15h40 ngày 6.2, một vụ tai nạn tàu hoả nghiêm trọng đã xảy ra tại đoạn đường bộ giao với đường sắt trên đường Lê Duẩn (Hà Nội), đoạn đối diện với công viên Thống Nhất, khiến 1 người đàn ông tử vong tại chỗ….

Ngành đường sắt cần thể hiện rõ hơn trách nhiệm của mình

Thực trạng về đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt chưa được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, trong khi đó càng ngày càng phát sinh người dân tự phát làm đường ngang dân sinh, ý thức tự tiện băng qua đường sắt bất chấp nguy hiểm tính mạng vì lý do rút ngắn đoạn đường vòng phải đi. Do đó, không ít vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Nghiêm Xuân Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - cho rằng: Thực tế, khá nhiều vụ tai nạn đường sắt thương tâm đã xảy ra, mà chủ yếu khu vực xảy ra tai nạn thường xảy ra tại các khu vực giao cắt với đường ngang dân sinh.

Để hạn chế bớt tình trạng tai nạn giao thông xảy ra, trước hết Bộ GTVT và ngành đường sắt cần phối hợp, rà soát lại các điểm giao cắt này. Tại các điểm giao nhau cần có rào chắn, đèn tín hiệu, gương cầu lồi để các phương tiện quan sát. Bên cạnh đó, tại các điểm đen giao thông cần phải có người túc trực, gác chắn. Thực tế, tần suất các chuyến tàu hoạt động không nhiều nên sẽ không quá tốn kém công sức của công nhân. Lý do đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, tính mạng con người là trên hết, do đó cần phải có sự đầu tư. Vận tải đường sắt cũng là một ngành nghề kinh doanh, do đó cần có sự đầu tư, nhân lực để đảm bảo vừa kinh doanh hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn khi vận chuyển.

Bên cạnh đó, công tác duy tu, bảo dưỡng, phát quang bụi rậm, cỏ cây bên cạnh những nơi có điểm giao cắt hay đường sắt chạy qua cũng phải được thực hiện thường xuyên. Cần có sự phối hợp giữa ngành đường sắt cùng chính quyền địa phương nơi có đường sắt hay điểm giao cắt để hạn chế tối thiểu tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Thống kê cho thấy, tổng chiều dài toàn tuyến ĐSVN là 1.730km hiện có 1.517 đường ngang hợp pháp, trong đó 652 đường ngang có người gác, 380 đường ngang cảnh báo tự động, 485 đường ngang biển báo. Trong khi đó, dọc tuyến đường sắt còn 4.211 đường ngang dân sinh trái phép. Chính điều này là một trong những nguyên nhân ẩn họa những vụ tai nạn thương tâm trong nhiều năm qua.

nguy hiem chet nguoi tu nhung diem mu giao cat giua duong ngang dan sinh va duong sat Lại xảy ra tai nạn đường sắt nghiêm trọng, tàu hỏa tông xe ben chở đá

(NLĐO)- Băng qua đường sắt thiếu quan sát, chiếc xe ben chở đá đã bị tàu hỏa tông trúng. Hậu quả vụ tai nạn đường ...

nguy hiem chet nguoi tu nhung diem mu giao cat giua duong ngang dan sinh va duong sat Taxi bị tàu hoả vò nát

Băng qua đường ngang dân sinh không có tín hiệu đèn, xe taxi bốn chỗ bị tàu hoả hất văng, tài xế tử vong tại chỗ.

/ https://laodong.vn