Nikkei Asia cho biết, Mỹ và Nhật Bản đang lên kế hoạch thiết lập khuôn khổ hợp tác về 5G và thành phố thông minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nhật Bản và Mỹ sẽ đưa ra các hướng dẫn hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bao gồm cả mạng không dây 5G và năng lượng hydro, ở Ấn Độ Dương và các nơi khác như một đối trọng với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.
Mỹ và Nhật Bản đặt mục tiêu về thỏa thuận mở rộng hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài khi Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhau tại Nhà Trắng vào hôm 16/4. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc thúc đẩy năng lượng sạch và mạng không dây thế hệ thứ năm tốc độ cao ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nhật Bản và Mỹ sẽ thảo luận về kế hoạch thay thế "Vành đai và Con đường" trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Suga Yoshihide và Tổng thống Joe Biden tới đây. (Ảnh: Reuters) |
Hướng đến việc xây dựng một khuôn khổ rõ ràng cho các tổ chức và doanh nghiệp tuân theo, Tokyo và Washington mong muốn chiếm lấy lòng tin của các quốc gia trong khu vực và có được lợi thế trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh về ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo đó, Mỹ và Nhật Bản sẽ đưa ra các điều kiện tiên quyết để đầu tư, điều kiện thực hiện các dự án và các khuyến nghị về việc nuôi dưỡng nhân tài địa phương. Hai nước cũng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn về mua sắm cũng như các quy tắc để giảm thiểu nguy cơ rò rỉ công nghệ.
Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính, để thúc đẩy phát triển, châu lục này cần đầu tư 26 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2030. Các quốc đảo Thái Bình Dương, chẳng hạn, cần cáp dưới biển để tăng cường cơ sở hạ tầng viễn thông. Nhật Bản và Mỹ đang hợp tác với Australia để tài trợ một tuyến cáp quang biển cho đảo quốc Palau.
Trung Quốc đã tận dụng cơ sở hạ tầng chi phí thấp để mở rộng sáng kiến “Vành đai và Con đường” ở các nền kinh tế châu Á mới nổi mà Mỹ và Nhật Bản coi là chìa khóa cho khái niệm "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Các quốc gia Đông Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương sống dựa vào doanh thu từ du lịch đã phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Trong đó, một số quốc gia đã kêu gọi các nguồn đầu tư từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á do Trung Quốc lãnh đạo để khôi phục kinh tế.
Tuy nhiên, ở khắp nơi, Bắc Kinh đã bị cáo buộc lợi dụng điều này để gây áp lực ngoại giao lên các nước bên vay mà nhiều người cho rằng thực chất đó là "ngoại giao bẫy nợ". Ngoài ra, cũng nhiều lo ngại liên quan đến các nguy cơ tiềm ẩn về an ninh và khí hậu do công nghệ Trung Quốc gây ra.
Công nghệ viễn thông - bao gồm cả 5G, vốn đã trở thành chiến trường trong cuộc chiến giành ưu thế về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây cũng được coi là một lĩnh vực đầy hứa hẹn cho hợp tác Nhật - Mỹ. Washington và Tokyo cũng có thể hợp tác với nhau về việc phát triển thành phố thông minh. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ xem xét thúc đẩy công nghệ pin thế hệ tiếp theo và năng lượng hydro ở các nước khác.
Khi "Sáng kiến vành đai và con đường" đụng độ với "Chính sách hướng Đông"
Cuộc đụng độ tại Đường kiểm soát thực tế trên biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang được giới phân tích mổ xẻ ... |
Italia ngán ngẩm sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc dù mới tham gia 4 tháng?
Italia có vẻ không còn mặn mà với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc sau 4 tháng trở thành quốc gia ... |