Hàng loạt ngân hàng tầm trung có cơ hội bứt lên nhờ lợi ích lớn từ các mảng hấp dẫn như tín dụng tiêu dùng.
Theo đó, cơ quan quản lý lĩnh vực ngân hàng yêu cầu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Fe Credit) rà soát toàn bộ quy định nội bộ về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ; các thỏa thuận với các đối tác về thu nợ, bán nợ để bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chấn chỉnh toàn bộ hoạt động cấp tín dụng của Fe Credit, trong đó bao gồm việc xét duyệt, cấp tín dụng; theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ; thỏa thuận và việc thực hiện thỏa thuận của Fe Credit với các đối tác thu hồi nợ, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật và quy định nội bộ.
Cùng với đó, các công ty tài chính HD Saison và Shinhan Việt Nam cũng được yêu cầu rà soát và thực hiện đúng các quy định về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ; các thỏa thuận với các đối tác về thu nợ nợ...
Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có văn bản yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin báo chí nêu việc 1 người dân tự tử có liên quan đến khoản vay quá hạn và thu nợ tiêu dùng.
Liên quan đến vụ việc, ngày 29/6, FE Credit đã phản hồi khẳng định việc thu hồi nợ được thực hiện theo đúng thỏa thuận với khách hàng tại Hợp đồng tín dụng, tuân thủ theo quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Và không có việc nhân viên đến nhà khách hàng để thu hồi nợ.
FE Credit cho biết khách hàng liên quan vụ việc trên có 2 khoản nợ quá hạn với tổng dư nợ là 51 triệu đồng (số ngày quá hạn của 2 hợp đồng lần lượt là 257 ngày và 347 ngày).
Ngoài ra, theo kết quả tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), khách hàng này còn có nợ xấu tại 3 công ty tài chính khác với tổng dư nợ hơn 83 triệu đồng. Qua tìm hiểu thì 3 công ty tài chính kể trên là Mirae Assets Vietnam, HD Saison và Shinhan Vietnam.
Mảng tín dụng tiêu dùng được nhiều ngân hàng khai thác trong vài năm qua. Đây là một thị trường đây tiềm năng, có dư địa lên tới khoảng 60 tỷ USD và là một động lực cho nền kinh tế sau khủng hoảng. Tuy nhiên, những phát sinh của hoạt động kinh doanh này đang được các cơ quan quản lý tìm cách chấn chỉnh xử lý.
VPBank là một trong những ngân hàng đi đầu về khai thác thông tin tín dụng tiêu dùng thông qua FE Credit. Trong năm 2019, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 10.324 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm trước đó. Lợi nhuận của ngân hàng này có một phần lớn đến từ mảng tín dụng tiêu dùng.
Trong phiên giao dịch 29/6, cổ phiếu VPBank (VPB) giảm 4,5% xuống còn 21.000 đồng/cp. Trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu này đã giảm khoảng 16% sau khi tăng mạnh từ đầu tháng 4, từ mức khoảng 17.000 đồng lên 25.000 đồng/cp.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 30/6, chỉ số VN-Index tăng nhẹ trở lại sau một phiên giảm mạnh. VN-Index đang ở quanh ngưỡng 830 điểm. Đa số các cổ phiếu blue-chips quay đầu tăng giá.
TTCK tăng trong bối cảnh chứng khoán châu Á cũng đồng loạt tăng trở lại sau khi chứng khoán Mỹ đêm qua tăng vọt.
Theo Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, sau phiên bẫy tăng giá ngày 26/6, thị trường đã giảm mạnh sau khi hàng loạt tin xấu xuất hiện. Trong ngắn hạn MASVN dự báo VN-Index sẽ có phản ứng tại ngưỡng hỗ trợ 832, thị trường có thể sẽ xuất hiện diễn biến hồi phục ngắn hạn. Tuy nhiên rủi ro vẫn đang chiếm ưu thế với điểm số kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index đang ở mức -7.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/6, VN-Index giảm 22,62 điểm xuống 829,36 điểm; HNX-Index giảm 3,13 điểm xuống 110,32 điểm. Upcom-Index giảm 0,9 điểm xuống 55,51 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 6,2 ngàn tỷ đồng.
V. Hà