Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đồng ý với đề xuất của Bộ GTVT về việc gia hạn thời gian thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh- Hà Đông.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ GTVT, Bộ Tài chính truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về việc gia hạn thời gian thực hiện dự án và thời hạn rút vốn của Hiệp định vay bổ sung trị giá 1,598 tỷ nhân dân tệ dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý gia hạn thời gian thực hiện dự án và gia hạn thời gian giải ngân của Hiệp định vay bổ sung như kiến nghị của Bộ GTVT. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan liên quan triển khai các thủ tục gia hạn theo quy định.
Trước đó, tháng 10/2020, Bộ GTVT đã công văn xin Thủ tướng gia hạn thời gian thực hiện dự án và thời hạn rút vốn của Hiệp định vay bổ sung trị giá 1,598 tỷ nhân dân tệ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông được gia hạn thời gian thực hiện đến 31/3/2021 |
Cụ thể, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn thời gian thực hiện dự án đến ngày 31/3/2021 và gia hạn thời gian giải ngân của Hiệp định vay ưu đãi Chính phủ bổ sung đến ngày 28/12/2022.
Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 18.001 tỷ đồng tương đương 868,04 triệu USD.
Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng tương đương 669,62 triệu USD gồm 3 Hiệp định vay (Hiệp định ưu đãi Chính phủ trị giá 1,2 tỷ nhân dân tệ tương đương 169 triệu USD; Hiệp định ưu đãi bên mua trị giá 250 triệu USD và Hiệp định ưu đãi Chính phủ bổ sung trị giá 1,598 tỷ nhân dân tệ tương đương 250,62 triệu USD); vốn đối ứng Việt Nam là 4.134 tỷ đồng.
Theo Quyết định số 3136/QĐ-BGVT ngày 15/10/2008 của Bộ GTVT phê duyệt đầu tư dự án, thời gian thực hiện dự án 5 năm (từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013) nhưng do quá trình triển khai Dự án bị chậm nên Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn thời gian thực hiện dự án.
Trong lần gia hạn gần nhất (tháng 7/2018), Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, cho phép kéo dài thời gian thực hiện, hoàn thành dự án đến quý I/2019. Thời gian bảo hành công trình là 24 tháng, quyết toán dự án trong năm 2021.
Đến ngày 12/12 tới đây, dự án sẽ vận hành thử toàn bộ hệ thống, kéo dài đến ngày 31/12 để đánh giá an toàn, sau đó sẽ thực hiện công tác nghiệm thu, đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống và bàn giao dự án. Dự kiến công tác này sẽ thực hiện hoàn thành trong quý 1/2021.
Tổng thầu Trung Quốc cũng đã hoàn thành việc mua sắm 13 đoàn tàu chuẩn B1, đã vận chuyển và lắp đặt tại dự án. Hiện chủ đầu tư đã giải ngân nguồn vốn ODA là 551,064/669,62 triệu USD, vốn đối ứng là 3.332,791/4.134,399 tỷ đồng.
Theo Bộ GTVT, trong suốt một thời gian dài, Ban QLDA Đường sắt và Tổng thầu EPC Trung Quốc đã trao đổi nhiều lần, nhưng vẫn không rõ được trách nhiệm liên quan những vấn đề như: duyệt thiết kế, tổ chức nghiệm thu...
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các nhân sự của Tổng thầu, Tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống không thể sang Việt Nam thực hiện hoàn thành các công việc còn lại của dự án.
Đường sắt Cát Linh- Hà Đông sắp hoạt động, người dân đi tàu như thế nào?
Dự kiến, từ ngày 12 đến ngày 31/12 tới đây, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử 20 ngày để đánh ... |
Chốt mốc thời gian bàn giao đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông
Báo cáo quốc hội, chính phủ đã chốt mốc thời gian bộ gtvt bàn giao dự án đường sắt đô thị cát linh hà đông ... |