Một công ty cho vay ngang hàng vừa ra mắt với mức lãi suất cam kết cho vay từ 16,5-19%/năm, thấp hơn nhiều các mức lãi suất cho vay trực tuyến trên thị trường.
Ngày 31-7, Công ty CP Interloan - một doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) - ra mắt nền tảng công nghệ thực hiện dịch vụ kết nối tài chính cho vay tiêu dùng cá nhân (cho vay ngang hàng – P2P) hay còn gọi là vay trực tuyến.
Thông qua nền tảng trung gian kết nối đã được xác định và kiểm soát, Interloan tạo ra sàn giao dịch cho vay ngang hàng - cho vay lẫn nhau giữa các cá nhân là người lao động thuộc các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... đã được ký kết hợp tác với công ty trước đó. Dự kiến, Interloan kết nối các nhà đầu tư và người vay là cá nhân đang làm việc tại công ty, nhà máy, xí nghiệp... với quy mô ước tính hơn 20 triệu người dùng và nhu cầu vay ứng lương từ 1-4 tỉ USD.
Ông Trần Đại Dương, Giám đốc điều hành của Interloan, cho biết dịch vụ kết nối tài chính cho vay tiêu dùng cá nhân của Interloan được phát triển từ Dự án cho vay ngang hàng (P2P Lending) từng được vinh danh tại Cuộc thi thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam 2018 do Ngân hàng Nhà nước phát động. Dự án chính thức được hoàn thiện và vận hành thử nghiệm từ tháng 7-2019 với sự tham gia của gần 100 nhà đầu tư cá nhân và người vay ứng lương.
Xuất hiện công ty cho vay ngang hàng cam kết lãi suất chỉ từ 16,5%/năm. Ảnh: Linh Anh
"Tất cả quy định về nguyên tắc giao dịch đầu tư - vay tiền thông qua Interloan như giao kết hợp đồng, lãi suất trong hạn, lãi suất chậm thanh toán, phương pháp tính lãi, phí giao dịch, trả nợ gốc và lãi, chấm dứt cho vay và thu hồi nợ... đều được thể hiện rõ bằng văn bản, hợp đồng công khai, minh bạch, an toàn cho các bên tham gia" - ông Trần Đại Dương nói.
Đáng lưu ý, theo Interloan, mức lãi suất cho vay sẽ được áp dụng chỉ từ 16,5%-19%/năm, tuỳ vào điểm tín dụng, hạn mức, lịch sử tín dụng của khách hàng... Mức lãi suất này thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng lãi suất của các công ty cho vay ngang hàng hiện nay. Phí dịch vụ người vay phải trả là 4,5%/giao dịch.
Khách hàng được vay tối đa tới 70 triệu đồng nhưng mô hình công ty hướng tới là những khoản vay nhỏ từ 5-10 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), đánh giá đến nay, mô hình cho vay ngang hàng vẫn đang chờ pháp lý chính thức từ nhà nước. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã mời các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để tìm hiểu. "Riêng với mô hình cho vay P2P lãi suất như Interloan áp dụng, nếu nhân rộng sẽ hỗ trợ những người vay có nhu cầu thật sự. Bởi hiện nay, cho vay P2P đang bị biến tướng với mức lãi suất rất cao, nếu người vay không trả được nợ sẽ quay sang bị đòi nợ, khủng bố tinh thần... Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp giám sát loại hình cho vay P2P đúng mục đích ban đầu của mô hình này" – ông Nguyễn Ngọc Dũng nhận xét.
Đại diện một số công ty cho vay ngang hàng nhìn nhận khi các quy định về lĩnh vực này được luật hoá cụ thể thì những mô hình cho vay online biến tướng sẽ được kiểm soát và loại bỏ dần, tạo điều kiện cho mô hình thực chất có thể cạnh tranh khai thác thị trường tài chính tiêu dùng cá nhân còn màu mỡ này.
Cơ hội phát triển nào cho startup lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam Hội thảo do VnExpress tổ chức ngày 31/7 sẽ bàn về cơ hội để các startup phát triển thành hệ sinh thái của các "kỳ ... |
Sự chuyển mình ấn tượng của Top 10 Startup từ ThinkZone Ngày 16/7 vừa qua, chương trình tăng tốc khởi nghiệp của ThinkZone (ThinkZone Accelerator) với sự kiện Open Pitching Day của Batch 1/2019. Để đi ... |
Startup Việt 2019 nhận hơn 400 hồ sơ đăng ký tham dự Cuộc thi sẽ đóng cổng đăng ký vào ngày 22/7, khởi nghiệp trong lĩnh vực môi trường đang là xu hướng và dành được sự ... |
Startup Việt vô địch thế giới giành thưởng 1 triệu USD Abivin - startup cung cấp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tối ưu vận tải vượt qua hơn 40 quốc gia, giành quán quân ... |