Sống ảo, mất thật: Thực trạng các ông bố bà mẹ hiện nay

Điện thoại thông minh (smart phone) đã trở nên quá phổ biến là một nguyên nhân gây ra căn bệnh sống ảo cho một bộ phận ông bố bà mẹ trẻ.

Hậu quả để lại là những tổn thương trong tâm hồn con trẻ, là những nụ cười không còn hồn nhiên, là sự xa cách trong chính ngôi nhà của mình.

Ngày nay, ở bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh người ta chúi đầu vào các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng,... Thế giới internet hay còn gọi là thế giới ảo mang đến cho con người quá nhiều thứ hay ho và mới mẻ. Đôi khi khiến người ta quên mất mình còn cuộc sống thực bên ngoài

Căn bệnh “nghiện” online - mối đe dọa của xã hội

song ao mat that thuc trang cac ong bo ba me hien nay

Ảnh: Cậu bé “lạc lõng” khi ngồi cạnh chính bố mẹ mình, hình ảnh đầy ám ảnh tố cáo bi kịch của xã hội hiện đại.

“Theo thống kê, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới tăng 8% trong 3 tháng vừa qua, lên mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Ấn Độ là nước có lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội tạo cho giới trẻ cảm giác được giải tỏa thể hiện bản thân, cơ hội nổi bật trước đám đông, có được những giá trị độc đáo.

Nghiện online, lúc nào cũng kè kè chiếc điện thoại trên tay để checkin, chụp ảnh sống ảo có lẽ đang là “căn bệnh” của rất nhiều bạn trẻ. Để có được những bức ảnh lung linh trên mạng xã hội các cô gái, chàng trai phải liên tục chụp ảnh, chỉnh sửa qua rất nhiều ứng dụng. Vì thế thời gian mà họ dành cho chiếc điện thoại có khi còn nhiều hơn thời gian dành cho gia đình, bạn bè. Không riêng gì giới trẻ, con người ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những ông bố bà mẹ thay vì dành thời gian cho gia đình, con cái, họ vùi đầu vào công việc và công nghệ hàng giờ đồng hồ mỗi ngày.

Trẻ em - nạn nhân của căn bệnh “Nghiện” online

Sức hấp dẫn khó cưỡng của điện thoại thông minh đã khiến bố mẹ trở nên xao nhãng, thiếu quan tâm và gần gũi con cái khiến cho trẻ cảm thấy cô độc, cảm thấy như bị bỏ rơi trong chính tổ ấm của mình. Thậm chí, trong nhiều gia đình, những chiếc điện thoại thông minh bỗng biến thành “con mọn”, “con cưng” được chúng ta chăm chút, buộc chúng ta phải kè kè bên nó, chiếm dụng hầu hết mọi khoảng thời gian rảnh của ta, là nguồn vui vô tận của ta… chứ không phải là những đứa con bằng xương bằng thịt. Con người trẻ hiện đại, thay vì vun vé cho hạnh phúc gia đình, họ đã dành thời gian “tô vẽ” cho cuộc sống ảo trên Facebook, bằng những hình ảnh hạnh phúc, đầy yêu thương để câu Like. Nhưng đằng sau những trạng thái (status) màu hồng ấy lại lại những con người cúi đầu, trong mắt chỉ có điện thoại, hoàn toàn không dành thời gian cho những người xung quanh.

Đặt điện thoại xuống để bên con nhiều hơn

Nhìn bức ảnh này, bạn có thấy mình trong đó không? Bạn có nhớ cảnh mình mải mê “vuốt ve” chiếc smartphone, cười tủm tỉm khi lướt Facebook và thấy ảnh mình đăng lên có hàng trăm like, khoái chí vì thắng được ván game đã chinh phục cả tháng trời, trong khi em bé của bạn đang lẵng nhẵng bám dưới chân, nài nỉ mẹ cùng đọc một quyển sách hay buộc giúp một chùm tóc không?

Bạn có từng hẹn hò với chồng trong quán café, và mỗi người ôm một chiếc máy, và để con “an toàn”, bạn bắt con ngồi yên một chỗ cho dễ kiểm soát, thay vì thả cho chúng chạy lòng vòng chỗ này chỗ kia… Sự phát triển của Facebook, nhiều ông bố, bà mẹ cả ngày xa con nhưng tối đến chỉ chìm đắm trong thế giới ảo mà không dành thời gian trò chuyện, chia sẻ cùng con.

Vợ chồng thay vì tâm sự cùng nhau thì thể hiện tình yêu thương, đo đếm sự quan tâm bằng những cái like, comment trên Facebook. Tệ hại hơn, nhiều người còn tránh sự “làm phiền” của con bằng việc “ném” cho trẻ ipad, điện thoại. Lâu dần chúng cũng chỉ biết đến thế giới ảo mà quên đi những kỹ năng giao tiếp, thể hiện cảm xúc thật.

Khi cha mẹ liên tục tập trung vào điện thoại, con cái cảm thấy rằng bị mất đi sự quan tâm, chú ý. Có một điều đáng lo ngại là nghiên cứu trước đó của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã cho thấy: khi đưa trẻ đến các sân chơi hay trung tâm vui chơi, nhiều trẻ em dễ bị cha mẹ sao nhãng chỉ vì bố mẹ mải mê nhắn tin hay lướt Facebook trên điện thoại. Điều đó cũng cho thấy bố mẹ nghiện điện thoại sẽ khiến trẻ có nguy cơ gặp tai nạn và thương tích hơn ở các sân chơi.

Bạn có thể tiếp tục lướt internet sau khi đọc bài viết này, nhưng đừng quên bỏ điện thoại của bạn sang một bên, nhìn vào mắt của con bạn và nhớ rằng việc tập trung vào con cái thay vì màn hình điện thoại là việc quan trọng nhất mà bạn cần làm trong ngày.

Thông qua bộ phim ngắn “Sống ảo, mất thật”, Bibomart muốn gửi đến các ông bố bà mẹ trẻ thông điệp “Hãy đặt điện thoại xuống và chơi với con, bởi bạn biết không MÓN QUÀ TUYỆT VỜI NHẨT MÀ CHA MẸ DÀNH CHO CON CHÍNH LÀ THỜI GIAN.

Hải Vân
song ao mat that thuc trang cac ong bo ba me hien nay Nhóm nữ sinh Thái Nguyên biến ký túc xá thành studio \'sống ảo\'

Nếu chỉ nhìn các bức ảnh sau khi chỉnh sửa của nhóm sinh viên ĐH Sư phạm Thái Nguyên, không ai ngờ rằng chúng lại ...

song ao mat that thuc trang cac ong bo ba me hien nay Sự khác nhau một trời một vực giữa ảnh "sống ảo" và thực tế

Hình ảnh trên Instagram bao giờ cũng đẹp đẽ và đầy tính nghệ thuật. Tuy nhiên, nếu ngắm loạt ảnh này bạn sẽ biết rằng ...

song ao mat that thuc trang cac ong bo ba me hien nay Sự khác biệt giữa ảnh sống ảo và thực tế của gái xinh

Những bức ảnh sống ảo lung linh của hội gái xinh trên mạng xã hội là sự khác biệt khó tin với thực tế.

/ https://vtc.vn