Sau vụ khủng bố 11/9, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, sau khi vụ khủng bố 11/9 diễn ra, khói bụi bao gồm thủy ngân, amiăng hay nhiên liệu phản lực gây ra nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao cho trẻ em trong khu vực.
 

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, hơn 100 trẻ em đã bị phơi nhiễm các hóa chất sau vụ tấn công khủng bố 11/9 nhắm vào tòa tháp đôi của Mỹ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn mức bình thường.

Hơn 10 năm về trước, ngày 11/9/2001, sau khi tháp đôi sụp đổ, hàng loạt các chất độc hại như thủy ngân, amiăng và nhiên liệu phản lực đã hòa lẫn vào không khí ở khu vực xung quanh.

Vụ khủng bố 11 tháng 9

Các chuyên gia nói rằng, những khói bụi độc hại này vẫn còn tồn tại ở đây cho tới tháng 7/2002, khi việc dọn dẹp được tuyên bố là hoàn thành.

Theo một phân tích của các nhà nghiên cứu NYO Langone Health, 308 trẻ có mặt tại tháp đôi năm 2001 đều cho thấy phản ứng với tác động tàn phá của các chất hóa học.

123 trẻ em được cho rằng có nồng độ hóa chất cao gấp nhiều lần trong máu, 15% lượng chất béo gây cứng động mạnh được tìm thấy trong máu của họ.

Vào thời điểm đó, không ai có thể ngờ rằng vụ sau vụ tấn công, còn có tới 500.000 người có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư và tim mạch.

EPA, cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ đã từng phải thừa nhận sai sót của mình sau khi đưa ra công bố đảm bảo "khu vực này không còn gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người".

Vào năm ngoái, Chương trình Y tế của Mount Sinai đã xác định được hơn 5.400 người mắc bệnh ung thư có liên quan đến vụ 11/9. Bây giờ nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục để tìm ra phương pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến tim mạch của trẻ em tại khu vực này.

TS.Leonardo Trasande, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết: "Kể từ ngày 11/9, chúng tôi chỉ tập trung nhiều sự chú ý vào những bệnh về tâm lý và tinh thần sau khi chứng kiến bi kịch, nhưng chỉ bây giờ là những hậu quả tiềm ẩn của nó".

Theo nghiên cứu, trẻ em có nhiều khả năng bị phơi nhiễm với bụi hóa chất hơn, chủ yếu là thanh niên hiện nay. Hằng năm, cơ quan này vẫn theo dõi 2.900 trẻ em đang sống và học tập tại Lower Manhattan vào ngày 9/11 về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

TS. Trasande nói rằng. nguy cơ lâu dài có thể xuất phát từ việc tiếp xúc với các chất như PFASs, một loại dung môi công nghiệp có trong bao bì thực phẩm và cả các thiết bị điện tử, giày dép, túi ngủ, điện thoại, lều… để tăng cường khả năng chống thấm nước.

Một phân tích của TS. Trasande vào đầu năm 2017 cho thấy, 123 trẻ tại tháp đôi có mức PFOA trong máu cao hơn đáng kể so với 185 trẻ em không sống hoặc học tập trong thành phố vào ngày bị tấn công.

Trong số các kết quả nghiên cứu mới nhất, mức tăng PFOA trong máu cao lên gấp ba lần đã làm tăng các bệnh về huyết áp trung bình từ 9% lên đến 15%.

Theo TS. Trasande, nồng độ chất béo trong máu, đặc biệt là LDL, được biết là các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim và nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và các cơn đau tim.

May mắn thay, những dấu hiệu rất sớm của nguy cơ tim mạch đã được tính đến với những đứa trẻ này. Nó được giải quyết bằng những chế độ ăn kiêng, việc kiểm soát cân nặng và tập thể dục.

TS. Trasande nói: "Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát hậu quả sức khỏe từ ngày 9/11 ở trẻ em bị phơi nhiễm bụi và hy vọng rằng sự can thiệp sớm có thể làm giảm bớt một số nguy cơ đối với sức khoẻ”.

http://vtc.vn/hon-10-nam-sau-vu-khung-bo-11-9-tre-em-co-nguy-co-mac-benh-tim-cao-hon-binh-thuong-d349092.html

/ Theo Nguyên Hoàng/Vtc News