Do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, đường sắt tiếp tục thua lỗ lớn. Nhiều công nhân phải nghỉ việc, tiền lương thiếu không có trả.
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2020, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, sản lượng toàn ngành đạt được trong 6 tháng chỉ đạt 3.087 tỷ đồng, bằng 78,6% cùng kỳ; doanh thu chỉ đạt 3.023 tỷ đồng, bằng 80,6% cùng kỳ. Trong đó, công ty mẹ doanh thu điều hành giao thông vận tải thực hiện 823,8 tỷ, bằng 75,9% cùng kỳ.
Khối vận tải ảnh hưởng nặng nề nhất do phải dừng chạy nhiều tàu khách trên các tuyến.
Tính từ tháng 2 đến thời điểm tháng 5/2020, Tổng công ty đã giảm khai thác 2.886 chuyến tàu so với cùng kỳ; sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội nhưng chưa công bố hết dịch, đến nay tỷ lệ chiếm chỗ trên các đoàn tàu cũng chỉ đạt trên dưới 56%.
Kinh doanh khó khăn, công nhân đường sắt giảm việc làm, bị chậm lương
Dù vận tải hàng hóa vẫn duy trì được ổn định, bù đắp cho vận tải hành khách nhưng tính chung doanh thu vận tải vẫn chỉ đạt khoảng 1.631 tỷ, bằng 70% cùng kỳ. Dự kiến 6 tháng đầu năm lỗ từ hoạt động vận tải khoảng 450,6 tỷ đồng.
Khối công nghiệp cơ khí cũng tương tự, sản lượng thực hiện được 57,3 tỷ, chỉ bằng 19,1% cùng kỳ; doanh thu 80,5 tỷ, bằng 43,7% cùng kỳ.
Cũng do ảnh hưởng dịch Covid-19, 4.387 lao động phục vụ các đoàn tàu khách thuộc các đơn vị vận tải đường sắt bị thiếu việc làm, với các hình thức lao động nghỉ luân phiên từ 5 ngày đến 13 ngày/tháng, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động từ 1 đến 3 tháng.
Số lao động bị thiếu việc làm chiếm tỷ lệ khoảng 78,3% số lao động hiện có phục vụ vận tải của các công ty CP vận tải đường sắt.
Tuy nhiên, theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, sản xuất kinh doanh của các đơn vị đường sắt tuy bị ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19 như vậy nhưng chưa hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng (do không đủ điều kiện hoặc đang tiếp tục kiến nghị). Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống cho người lao động gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc duy trì dòng tiền phục vụ sản xuất.
“Tổng công ty đang tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, các cấp có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”- lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết.
Trong đó, ngành đường sắt kiến nghị các cấp có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp vận tải đường sắt miễn nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng năm 2020 và miễn nộp 20% tiền thu cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2020; cho gia hạn thêm 3 năm việc thực hiện niên hạn phương tiện đường sắt theo lộ trình để giảm áp lực chi phí đầu tư đầu máy, toa xe mới thay thế.
Tàu hỏa cạnh tranh với máy bay - tại sao không?
Làm thế nào để người dân “yêu” những con tàu? Điều đáng suy nghĩ chính là chất lượng và các dịch vụ thông tin, giải ... |
Đường sắt, hàng không tăng chuyến, giảm giá để hút khách du lịch
Sau một thời gian trầm lắng vì dịch COVID-19, từ đầu tháng 7, tình hình du lịch nội địa ở nhiều địa phương đã nhộn ... |