Chạy thử vào ngày 20/9 và dự kiến chạy thương mại sau từ 3 đến 6 tháng, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ có doanh thu nhưng chưa ai đảm bảo tuyến đường này sẽ tránh được thua lỗ.
Ngày 20/9, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đưa vào chạy thử liên động. Sau 3 đến 6 tháng vận hành thử, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam sẽ phục vụ người dân đi lại. Thông tin này nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận vì đây là một trong những tuyến đường “tai tiếng” nhất Việt Nam.
Sau 3 đến 6 tháng vận hành thử, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam sẽ phục vụ người dân đi lại. (Ảnh: Lê Đoàn)
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã gây ra nhiều tranh cãi quanh việc vỡ tiến độ và đội vốn. Tuyến đường với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD được khởi công vào tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2015. Thế nhưng đến nay, vốn đã tăng lên 891,92 triệu USD và chậm tiến độ 3 năm.
Với việc chạy thử vào ngày 20/9, tuyến đường này được kỳ vọng sẽ chạy thương mại sau 3 đến 6 tháng nữa. Điều đó có nghĩa Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, đơn vị khai thác dự án sẽ phát sinh doanh thu.
Tuyến đường với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD được khởi công vào tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2015. Thế nhưng đến nay, vốn đã tăng lên 891,92 triệu USD và chậm tiến độ 3 năm. (Ảnh: Lê Đoàn)
Thông tin tài chính của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội ít được rò rỉ. Nhưng theo báo cáo tài chính quý 2/2017 của công ty này, vì chưa phát sinh doanh thu nên công ty gánh chịu thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2017 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2017, công ty lỗ 3,8 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do công ty chưa phát sinh doanh thu. Trong khi đó, để phục vụ cho tuyến đường này, công ty phải chi gần 4 tỷ đồng cho quản lý doanh nghiệp.
Tính tới thời điểm 30/6/2017, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội gánh chịu khoản lỗ lũy kế lên đến gần 17 tỷ đồng. Trước đó, hồi đầu năm 2017, với khoản lỗ lũy kế hơn 13 tỷ đồng, công ty đã âm vốn chủ sở hữu. Tổng nguồn vốn chỉ đạt hơn 8 tỷ đồng.
Bên trong tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong sáng 20/9. (Ảnh: Việt Vũ)
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2017, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã được rót thêm gần 81 tỷ đồng nên tới thời điểm 30/6/2017, vốn chủ sở hữu thoát âm và đạt 90,7 tỷ đồng.
Trong năm 2018, hoạt động của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội dự kiến sẽ “sáng” hơn khi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào vận hành thương mại. Tuy nhiên, việc công ty này có tránh được khoản thua lỗ tiếp theo hay không lại là chuyện khác vì giá vé cho tuyến đường này khó có thể cao vọt hơn so với các phương tiện khác để bù đắp cho chi phí siêu đắt đỏ.
Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác từ 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến; tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/h. (Ảnh: Lê Đoàn)
Hồi đầu năm nay, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã khảo sát ý kiến với khoảng 1.500 người là sinh viên, hộ dân sống gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đa số người dân được hỏi chấp nhận giá vé lượt đường sắt đô thị cao hơn giá vé xe buýt 30-37%; giá vé tháng cao hơn giá vé tháng xe buýt là 15%.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
dài 13 km trên cao, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông), toàn bộ 12 nhà ga trên cao và khu Depot dưới mặt đất, đường ray đôi khổ 1.435 mm. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác từ 3 - 5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến; tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/h.
Một mình 1 đường, tàu từ Hà Đông đến Cát Linh hết 30 phút
Sáng nay, 5 đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức chạy thử sau ngàn ngày mong đợi. Tốc độ ... |
5 đoàn tàu đường sắt trên cao chạy thử ở Hà Nội
5 đoàn tàu trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) lần lượt chạy thử từ 6h30 sáng 20/9 với sự tham dự ... |
Ngày 20/9, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn tuyến
Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành thử từ 3 đến 6 tháng, sau đó sẽ khai thác thương mại. |
Chữ Trung Quốc in trên thẻ đi thử tàu: ‘Ở lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam’
Nguyên ĐBQH Lê Như Tiến cho rằng, hoạt động của bất kỳ người nước ngoài hoặc các hoạt động có yếu tố nước ngoài nào ... |