Sai lầm về bệnh viêm gan nhiều cha mẹ mắc phải

Tại Hội thảo khoa học “Cập nhật kiến thức viêm gan virus và bệnh lý gan mật ở trẻ em” do Hội dinh dưỡng nhi khoa tổ chức, GS.TS Phạm Nhật An - Chuyên khoa Nhi cho biết: Tình trạng trẻ em mắc các bệnh lý về gan và viêm gan đang ngày càng gia tăng.

Tại Hội thảo khoa học “Cập nhật kiến thức viêm gan virus và bệnh lý gan mật ở trẻ em” do Hội dinh dưỡng nhi khoa tổ chức, GS.TS Phạm Nhật An - Chuyên khoa Nhi cho biết: Tình trạng trẻ em mắc các bệnh lý về gan và viêm gan đang ngày càng gia tăng.

Bệnh viêm gan virus là căn bệnh không chừa bất kì một ai, từ người lớn tuổi cho đến trẻ nhỏ. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc bệnh viêm gan virus chủ yếu là do truyền từ mẹ sang con.

Thống kê từ Liên Hợp Quốc mới đây cho thấy, Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới (10 – 20%). Trên thực tế, tỉ lệ mẹ lây nhiễm viêm gan B cho con là từ 5 – 10%, trong đó có tới 90% trẻ chuyển sang viêm gan B mạn tính.

Triệu chứng của bệnh viêm gan thường không rõ ràng. Điều đó khiến nhiều bậc phụ huynh lơ là, chậm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời cho con nhỏ.

Với trẻ nhỏ mắc viêm gan thời kì đầu sẽ có các triệu chứng giả cúm như sốt, chảy nước mũi, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,... Tiếp đó là thời kì xuất hiện vàng da, nước tiểu sẫm màu, niêm mạc mắt vàng. Gan bị phình to, ấn vào sẽ đau, đau tức vùng hạ sườn phải của trẻ.

Ở trẻ sơ sinh, bé có biểu hiện bú kém và vàng da. Khiến cho cha mẹ thường nghĩ con chỉ bị vàng da sinh lý mà không cho trẻ đi xét nghiệm bệnh.

Tại buổi Hội thảo khoa học “Cập nhật kiến thức viêm gan virus và bệnh lý gan mật ở trẻ em”, bác sĩ chuyên khoa Đinh Thị Kim Liên, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng (Bệnh viện Bạch Mai), cũng đề cập đến việc kết hợp chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị mắc viêm gan cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên nhấn mạnh, nguyên tắc dinh dưỡng chính cho trẻ mắc viêm gan là cung cấp đủ năng lượng và duy trì đường huyết ổn định. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu Protein như: các loại thịt trắng (gà, cá), các loại đậu và sản phẩm chế biến từ đậu, trứng, phô mai, các sản phẩm sữa ít béo và không béo. Còn những thực phẩm giàu Protein hạn chế sử dụng là các loại thịt đỏ và sản phẩm sữa có đường.

Thức ăn của trẻ phải hạn chế chất béo, nhất là chất béo bão hòa có trong thức ăn nhanh, bánh quy, bơ thực vật và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo.

Đặc biệt, cần chú ý bổ xung chất xơ có trong rau củ, trái cây trong khẩu phần ăn của bé. Chất xơ rất quan trọng cho trẻ bị viêm gan.

Cha mẹ cũng nên lưu ý về số bữa ăn và cách chế biến. Chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Và chế biến thức ăn dưới dạng mềm và lỏng trong giai đoạn đầu của bệnh.

Viêm gan có thể dễ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, việc phụ huynh cần làm chính là đặt phòng ngừa căn bệnh viêm gan virus lên hàng đầu.

Với mẹ đang mang thai, nên đi kiểm tra xét nghiệm bệnh viêm gan ngay từ sớm. Với trẻ nhỏ thì tiêm vắc xin là cách phòng ngừa hiệu quả và đảm bảo nhất. Đối với trẻ được sinh ra từ mẹ mắc viêm gan B cần được tiêm một mũi kháng thể globulin chống HBV và một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 tiếng đầu sau khi sinh. Tiếp đó, tiêm đủ mũi theo phác đồ, khi trẻ được 1 tháng tuổi tiêm mũi thứ 2, 2 tháng tuổi tiêm mũi thứ 3 và nhắc lại lúc 12 tháng tuổi.

Trà My

Người bệnh viêm gan nên ăn gì để bảo vệ gan

Nên lựa chọn chế độ ăn giúp nương nhẹ chức năng gan, tạo điều kiện để tái tạo, ngăn ngừa sự hủy hoại thêm tế ...

Những thắc mắc thường thấy về bệnh viêm gan B

Hiểu biết hạn chế khiến cho việc lây nhiễm bệnh viêm gan B trở nên dễ dàng hơn. Sau đây là một số lời giải ...

Làm gì để phòng tránh bệnh viêm gan B?

Viêm gan B là một loại bệnh nguy hiểm. Vậy chúng ta cần làm gì để có thể phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. 

 

 

 

/ laodong.vn