Quốc hội chất vấn bộ trưởng Bộ công thương về giá điện
Chiều 6.11, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ chịu trách nhiệm trả lời chính về nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực Công Thương, gồm: Công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ;
Thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng; phát triển cơ khí chế tạo trong nước, tỉ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.
Trong quá trình Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời.
Trong báo cáo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký, gửi tới các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn, Bộ Công Thương cho biết, tổng nhu cầu điện năng năm 2019 gần 241 tỉ kWh, tăng trên 9,4% so với 2018. Năm nay, không cần tiết giảm điện năng và dự kiến năm 2020 vẫn đủ điện. Nhưng tình trạng thiếu điện sẽ bắt đầu xuất hiện từ 2021, kéo dài tới 2025.
Các tính toán cập nhật cho thấy, với kịch bản tần suất nước bình thường (50%), lượng điện thiếu vào năm 2023 khoảng 1,8 tỉ kWh. Ở kịch bản tần suất nước 75%, do khô hạn nên sản lượng thuỷ điện sẽ thấp hơn khoảng 15 tỉ kWh một năm. Do đó, thời điểm thiếu điện rơi vào 3 năm 2021-2023, với sản lượng thiếu hụt 1,5-5 tỉ kWh. Các năm còn lại sẽ thiếu 100-500 triệu kWh.
Miền Nam sẽ là khu vực thiếu điện trầm trọng nhất, khoảng 3,7 tỉ kWh vào năm 2021 và tăng lên 10 tỉ kWh vào 2022.
Lý do thiếu điện, theo Bộ Công Thương, chủ yếu là các dự án nguồn điện, nhất là dự án ngoài EVN chậm so với quy hoạch, và ảnh hưởng việc cung ứng điện cả nước.
Các dự án nguồn điện quan trọng, nhất là dự án ngoài EVN thường chậm so với quy hoạch, như Nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1, chuỗi điện khí Lô B và Cá Voi Xanh... đều chậm hơn so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm.
Một khó khăn khác được nêu trong phát triển nguồn năng lượng, là câu chuyện vốn. Vốn đầu tư bình quân hàng năm gần 7,5 tỉ USD nhưng theo Bộ Công Thương, giá điện của Việt Nam mới đảm bảo cho các đơn vị của EVN có mức lợi nhuận khiêm tốn, các doanh nghiệp nhà nước khác như TKV, PVN cũng khó khăn về tài chính... Do đó, việc huy động vốn rất khó khăn.
Tương tự, các dự án nguồn điện do khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong thu xếp vốn do yêu cầu cao từ các bên cho vay (bảo lãnh Chính phủ, chuyển đổi ngoại tệ ...).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn trước Quốc hội các vấn đề quản lý điện lực. |
Chiều 6.11, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ chịu trách nhiệm trả lời chính về nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực Công Thương, gồm: Công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ;
Thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng; phát triển cơ khí chế tạo trong nước, tỉ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.
Trong quá trình Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời.
Trong báo cáo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký, gửi tới các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn, Bộ Công Thương cho biết, tổng nhu cầu điện năng năm 2019 gần 241 tỉ kWh, tăng trên 9,4% so với 2018. Năm nay, không cần tiết giảm điện năng và dự kiến năm 2020 vẫn đủ điện. Nhưng tình trạng thiếu điện sẽ bắt đầu xuất hiện từ 2021, kéo dài tới 2025.
Các tính toán cập nhật cho thấy, với kịch bản tần suất nước bình thường (50%), lượng điện thiếu vào năm 2023 khoảng 1,8 tỉ kWh. Ở kịch bản tần suất nước 75%, do khô hạn nên sản lượng thuỷ điện sẽ thấp hơn khoảng 15 tỉ kWh một năm. Do đó, thời điểm thiếu điện rơi vào 3 năm 2021-2023, với sản lượng thiếu hụt 1,5-5 tỉ kWh. Các năm còn lại sẽ thiếu 100-500 triệu kWh.
Miền Nam sẽ là khu vực thiếu điện trầm trọng nhất, khoảng 3,7 tỉ kWh vào năm 2021 và tăng lên 10 tỉ kWh vào 2022.
Lý do thiếu điện, theo Bộ Công Thương, chủ yếu là các dự án nguồn điện, nhất là dự án ngoài EVN chậm so với quy hoạch, và ảnh hưởng việc cung ứng điện cả nước.
Các dự án nguồn điện quan trọng, nhất là dự án ngoài EVN thường chậm so với quy hoạch, như Nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1, chuỗi điện khí Lô B và Cá Voi Xanh... đều chậm hơn so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm.
Một khó khăn khác được nêu trong phát triển nguồn năng lượng, là câu chuyện vốn. Vốn đầu tư bình quân hàng năm gần 7,5 tỉ USD nhưng theo Bộ Công Thương, giá điện của Việt Nam mới đảm bảo cho các đơn vị của EVN có mức lợi nhuận khiêm tốn, các doanh nghiệp nhà nước khác như TKV, PVN cũng khó khăn về tài chính... Do đó, việc huy động vốn rất khó khăn.
Tương tự, các dự án nguồn điện do khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong thu xếp vốn do yêu cầu cao từ các bên cho vay (bảo lãnh Chính phủ, chuyển đổi ngoại tệ ...).