Câu nói của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa” thể hiện sự bức xúc trước một số việc cụ thể. Càng ngày, câu nói đó lại càng được minh chứng ở nhiều trường hợp.
Người dân thôn 4 xã Thiệu Dương, TP. Thanh Hoá bức xúc vì cách "ăn" và "chia" của ông bí thư chi bộ. |
Câu nói của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa” thể hiện sự bức xúc trước một số việc cụ thể. Càng ngày, câu nói đó lại càng được minh chứng ở nhiều trường hợp.
Đừng tưởng “quan” thôn không biết cách tận dụng chức vụ và quyền hạn của mình. Họ nghĩ ra đủ trò để “ăn”.
Ông Lê Xuân Cường - Bí thư Chi bộ thôn 1, xã Yên Lạc, huyện Yên Định, Thanh Hoá đã nghĩ ra cách rất “tích cực” khi chủ động khai khống số lợn chết của dân trong cơn lũ vừa qua. Theo đó, ông bí thư thôn đã chủ động kê cho hộ ông Lê Hữu Thuần có 36 con lợn bị chết. Khi sự việc bị kiểm tra, ông Cường vẫn khăng khăng lợn nhà ông Thuần chết. Ông Thuần thì khẳng định: Nhà tôi đâu có số lợn chết đó!
Vì sao ông Bí thư chi bộ Lê Xuân Cường bỗng dưng “thương” dân đến bất ngờ như vậy? Theo ông Lê Văn Quân - Chủ tịch UBND xã Yên Lạc, xã đã yêu cầu ông Cường làm bản tường trình, sau đó Đảng uỷ, UBND xã sẽ tuỳ mức độ mà có biện pháp xử lý. Chúng ta cùng chờ xem vì sao ông bí thư thôn lại có quyết định như vậy? Ông khai khống lợn chết là vì thương người dân khốn khổ của ông hay chỉ để được cấp trên chi trả đền bù rồi ông ỉm luôn?
Sự việc đang gây bức xúc khác là ở xã Thiệu Dương, TP. Thanh Hoá. Ông Nguyễn Văn Yêng - Bí thư Chi bộ thôn 4 đã có cách “ăn” rất… có tổ chức. Dân thôn ông ngập trong nước lũ, trâu bò lợn gà trôi tuột xuống biển. Hàng chục hộ nghèo, cận nghèo lại càng thêm tơi tả. Vậy mà khi có chút quà nhỏ hỗ trợ của đồng bào, ông cũng tìm cách “ăn”. Thay vì lên danh sách các hộ nghèo, neo đơn khốn khó thì ông lập danh sách bao gồm vợ mình và toàn các hộ gia đình cán bộ thôn khác như thôn trưởng, công an viên, phụ trách phụ nữ.
Phải chăng ông Yêng nghĩ đó là cách chia rất “dân chủ” và “có tổ chức”?
Khốn thay cho ông, các cán bộ mà ông liệt trong danh sách lại toàn những gia đình không giàu có như ông nhưng cũng không phải hộ nghèo. Trong khi đó, thôn ông có hàng chục hộ gia đình tơi tả còn hơn lá chuối sau bão, ông chỉ cho vài gói mỳ tôm.
Buồn thay cho ông, vụ “ăn” và “chia” này ông nuốt không trôi vì dân biết hết. Nhiều người bức xúc không phải tranh phần cho mình vì có cho họ cũng nhường cho hộ nghèo hơn. Vậy mà ông đang ở nhà 3 tầng, ông nỡ nhận phần của người nghèo nước ngập cả mái.
Hoá ra, “quan” thôn cũng có cách “ăn” của riêng mình. Niềm tin đôi khi mất rất lớn từ những ông “quan” thôn với kiểu ăn vặt vãnh này.
Có nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng đến các đối tượng ngoài nhà nước? Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, chiều 9/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật phòng, ... |
Bịt đường quan tham \'hạ cánh an toàn\' Ngày 8.11, thảo luận tại tổ về dự luật Tố cáo (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội ủng hộ quy định tiếp nhận ... |
Với cách suy nghĩ của người Á Đông và với cơ chế sử dụng cán bộ như hiện nay, việc vận động hoặc để người ... |
https://laodong.vn/dien-dan/quan-thon-cung-co-cach-an-cua-minh-576063.ldo