Phế liệu tìm đường vào Việt Nam: Quyết không đánh đổi!

Theo vị ĐBQH, hàng ngàn container phế liệu đang ùn ứ tại các cảng, không thể thêm gánh nặng cho môi trường Việt Nam.

Trước kiến nghị của 4 doanh nghiệp sản xuất giấy có vốn đầu tư nước ngoài về việc giữ lại mặt hàng giấy phế liệu chưa phân loại trong danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài cũng như đề xuất lập Quỹ tái sinh môi trường của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, ĐBQH Lê Công Nhường, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tái khẳng định quan điểm của Chính phủ - kiên quyết không vì phát triển kinh tế mà đánh đổi môi trường.

Ông cho biết, nếu không kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu thì tình trạng ùn ứ tại các cảng sẽ càng thêm trầm trọng, gây ô nhiễm môi trường và khiến xã hội bức xúc.

Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu.

"Doanh nghiệp tuyệt đối không được nhập rác về mà phải là những phế liệu đã được phân loại, chọn lựa. Hiện Việt Nam chưa thể cấm toàn bộ việc nhập khẩu phế liệu vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo lộ trình sẽ phải thực hiện.

Các cơ quan quản lý cần khuyến cáo doanh nghiệp chuyển qua dùng phế liệu trong nước. Dĩ nhiên, như đã nói, việc này phải có lộ trình và Bộ TN-MT phải khảo sát doanh nghiệp", ĐBQH Lê Công Nhường nói.

phe lieu tim duong vao viet nam quyet khong danh doi

Các doanh nghiệp ngoại xin tiếp tục nhập giấy phế liệu chưa phân loại. Ảnh minh họa

Riêng đối với ngành giấy Việt Nam, vị Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lưu ý, giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nếu dùng giấy phế liệu chưa phân loại thì càng thêm gánh nặng cho môi trường Việt Nam.

Vì thế, ông cho rằng, doanh nghiệp cần sử dụng giấy phế liệu đã phân loại. Bên cạnh đó, nguồn giấy phế liệu tại Việt Nam cũng có, các doanh nghiệp có thể tổ chức thu mua trong nước.

"Trong bối cảnh hiện nay, phế liệu đã ùn ứ rất nhiều ở các cảng, giải quyết được chỗ ùn ứ đó đã rất khổ", vị đại biểu nói.

Cùng với đó, đề cập đến đề xuất của Hiệp hội Nhựa Việt Nam về việc thành lập Quỹ tái sinh môi trường, đại biểu Lê Công Nhường đặt câu hỏi: Việt Nam đã có rất nhiều quỹ, không rõ Quỹ tái sinh môi trường hoạt động thế nào, có thực sự giải quyết được ô nhiễm gây ra hay không?

"Theo quy định, tổ chức, cá nhân nhập phế liệu đã phải ký quỹ để bảo đảm họ phải chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu. Giờ lại thêm Quỹ tái sinh môi trường, liệu có bị chồng chéo?

Hơn nữa, các phương tiện truyền thông đã nói rất nhiều, nhiều đơn vị nhập nhựa về nhưng hóa ra toàn rác, dính dầu, dính mỡ, xử lý rất khổ. Sản xuất sản phẩm từ những phế liệu nhựa như vậy cũng không đảm bảo an toàn vệ sinh cho người dân", ĐBQH Lê Công Nhường cho biết.

Trước đó, cũng bày tỏ quan điểm về những đề xuất nêu trên của 4 doanh nghiệp sản xuất giấy cũng như Hiệp hội Nhựa Việt Nam, PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, nguyên Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, thẳng thắn cho rằng tuyệt đối không thể đồng ý với những đề xuất này bởi bài toán được-mất đã quá rõ ràng.

Bà An đặt câu hỏi: Nếu bây giờ nhượng bộ, liệu một đồng lợi nhuận kinh tế có kéo lại được 10 đồng của bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bù cho dân, đặc biệt là tính mạng của dân bị ảnh hưởng vì môi trường bẩn, không chỉ thế hệ này mà còn nhiều thế hệ sau, chất lượng nguồn lực về sau của Việt Nam?

phe lieu tim duong vao viet nam quyet khong danh doi Ông Mai Tiến Dũng: Chưa có quy chuẩn về phế liệu nhập khẩu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ yêu cầu xem xét lại nghiêm túc quản lý Nhà nước đối với phế liệu nhập khẩu.

phe lieu tim duong vao viet nam quyet khong danh doi Hai giám đốc trong đường dây 10.000 container phế liệu trái phép bị bắt giữ

Nhà chức trách đang điều tra những người liên quan đến việc nhập hơn 10.000 container phế liệu các cảng biển ở Việt Nam.

phe lieu tim duong vao viet nam quyet khong danh doi Sau 40 năm tái chế phế liệu, Trung Quốc chiếm 50% xuất khẩu nhựa thế giới, Việt Nam đang nối gót!

Tiềm năng có, nhưng vấn đề dư luận bức xúc là: "Trung Quốc giảm thiểu ô nhiễm và cắt nhập phế liệu, Việt Nam lại ...

/ http://baodatviet.vn