Petrovietnam - Điểm sáng về khoa học công nghệ

Ngành Dầu khí là ngành kinh tế kỹ thuật có hàm lượng khoa học công nghệ (KHCN) cao. Trong đợt trao Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam (VIFOTEC) năm 2019, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có 5 công trình nghiên cứu đoạt giải.

Petrovietnam - Điểm sáng về khoa học công nghệ
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tác giả Lê Quốc Việt, Tổ trưởng Công nghệ, Ban Nghiên cứu và Phát triển (BSR)

Công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cụm thiết bị chuyên dụng phục vụ cho việc thay thế cần nâng hạ của cẩu trên các giàn khoan biển tự nâng” của tác giả Nguyễn Sỹ Anh (chủ biên) và các cộng sự Xí nghiệp Điều hành khoan, Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) đoạt giải Nhì lĩnh vực cơ khí - tự động hóa.

Giải pháp thiết kế, chế tạo một cụm thiết bị chuyên dụng dạng bệ đỡ kết hợp với đẩy trượt thủy lực dạng trailer và nâng hạ bằng kích thủy lực để di chuyển đoạn cần nâng hạ của cẩu nặng 14 tấn đi được một đoạn đường 15m được coi là giải pháp rất sáng tạo, tiết kiệm cả về chi phí lẫn thời gian thi công. Giải pháp đã nghiên cứu và tính toán với tính sáng tạo cao khi đã vận dụng kết hợp các phương pháp trượt và nâng hạ truyền thống đối với các cấu kiện có trọng lượng lớn.

Petrovietnam - Điểm sáng về khoa học công nghệ
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam trao giải Nhì cho tác giả Nguyễn Sỹ Anh (PV Drilling)

Để thay thế các cần nâng hạ của cẩu trên các giàn khoan biển tự nâng hiện nay, trên thế giới có 2 giải pháp thông thường, đó là: Đưa giàn khoan biển tự nâng về xưởng đóng tàu hoặc thuê cẩu để thay thế hoặc sửa chữa. Tuy nhiên các giải pháp này có chi phí cao, thời gian dài, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho công ty quản lý giàn khoan do giàn khoan khi đó phải dừng hoạt động trong suốt thời gian sửa chữa.

Giải pháp thiết kế, chế tạo một cụm thiết bị chuyên dụng của nhóm tác giả được thực hiện hoàn toàn mới không dựa trên 2 giải pháp thông thường nêu trên. Cụm thiết bị chuyên dụng này là thành quả của sự nghiên cứu có tính chủ động và sáng tạo cao để tạo ra một sản phẩm của chính các kỹ sư Việt Nam phù hợp với đặc thù công việc, không gian chật hẹp trên các giàn khoan biển tự nâng. Sản phẩm không giống với bất kỳ sản phẩm nào trên thế giới tính tới thời điểm hiện nay.

Petrovietnam - Điểm sáng về khoa học công nghệ
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam trao giải Nhì cho tác giả Nguyễn Nhanh và các cộng sự (BSR)

Giải pháp đã giúp tiết kiệm tới 13 tỉ đồng ngay ở lần thay thế đầu tiên so với giải pháp thông thường có chi phí thấp nhất. Hiệu quả của giải pháp sẽ tiếp tục tăng ở những lần thay thế sau.

“Giải pháp tối ưu hóa vận hành phân xưởng KTU ở công suất cao hơn công suất thiết kế nhằm tăng sản lượng sản xuất nhiên liệu Jet-A1” có giá trị rất lớn. NMLD Dung Quất điều chỉnh dải công nghệ tăng tối đa phân đoạn kerosene nhằm tăng công suất phân xưởng KTU lên 130%, ước tính tổng lượng Jet-A1 sản xuất thêm lên đến 1.097.069 thùng, tương đương thu được thêm mỗi năm khoảng 3,2 triệu USD.

Giải pháp đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt về kỹ thuật: Thời gian thi công chỉ mất 5 ngày so với 21 ngày của giải pháp thông thường; giúp công nhân làm việc trong điều kiện an toàn tuyệt đối do làm việc và đi lại trên một mặt sàn nằm ngang có lối đi rộng rãi khác với giải pháp thông thường, công nhân phải làm việc và đi lại trên một mặt phẳng nghiêng trong điều kiện gió to và độ cao lớn dẫn tới nguy cơ mất an toàn cao. Đặc biệt, giải pháp có thể được áp dụng trên toàn bộ các mẫu giàn khoan biển tự nâng mẫu B Class do Công ty KeppelFels thiết kế.

Tại VIFOTEC 2019, kỹ sư Nguyễn Nhanh là chủ biên của 2 công trình: “Giải pháp tối ưu hóa vận hành phân xưởng KTU ở công suất cao hơn công suất thiết kế nhằm tăng sản lượng sản xuất nhiên liệu Jet A1” đoạt giải Nhì trong lĩnh vực công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; “Giải pháp sử dụng nguồn nước công nghệ (Process) tại bình tách D-1106 làm nước rửa cho thiết bị tách muối (Desalter) và đường đỉnh của tháp chưng cất T1101 tại phân xưởng chưng cất dầu thô CDU” đoạt giải Khuyến khích trong lĩnh vực công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới. 2 công trình đã làm lợi cho Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) hơn 4,2 triệu USD.

“Giải pháp tối ưu hóa vận hành phân xưởng KTU ở công suất cao hơn công suất thiết kế nhằm tăng sản lượng sản xuất nhiên liệu Jet-A1” có giá trị rất lớn. Kỹ sư Nguyễn Nhanh cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu, đánh giá và thử nghiệm nhằm tối ưu, tối đa hóa điều kiện vận hành của phân xưởng KTU hiện tại và các cải hoán nhỏ. Bắt đầu từ năm 2016, nhóm tác giả đã xây dựng, mô phỏng tinh chỉnh trên phần mềm PetroSim để dự đoán sự thay đổi điều kiện vận hành, sự thay đổi về chất lượng dòng sản phẩm kerosene đã xử lý khi phân xưởng KTU vận hành ở công suất cao hơn thiết kế theo hướng dịch chuyển điểm cắt xuống dưới nhưng vẫn bảo đảm các chỉ tiêu về điểm khói, điểm chớp nháy, điểm đông đặc cũng như các chỉ tiêu ăn mòn tấm đồng.

Sau đó, trong thực tiễn, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất điều chỉnh dải công nghệ tăng tối đa phân đoạn kerosene nhằm tăng công suất phân xưởng KTU lên 130%, ước tính tổng lượng Jet-A1 có thể sản xuất thêm lên đến 1.097.069 thùng, tương đương thu được thêm mỗi năm khoảng 3,2 triệu USD (số liệu của năm 2019).

Petrovietnam - Điểm sáng về khoa học công nghệ
Các tác giả của các công trình dầu khí được nhận giải thưởng VIFOTEC năm 2019

Việc tăng tối đa công suất phân xưởng KTU lên 130% đã tạo điều kiện thuận lợi để BSR có thể chế biến được các loại dầu thô nhập khẩu có thành phần phân đoạn xăng Naphtha cao, như dầu WTI (Mỹ). Việc triển khai giải pháp thành công sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất trong tương lai.

“Giải pháp sử dụng nguồn nước công nghệ (Process) tại bình tách D-1106 tách muối (Desalter) và đường đỉnh của tháp chưng cất T-1101 tại phân xưởng chưng cất dầu thô CDU” mang lại nhiều hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế.

Kỹ sư Nguyễn Nhanh và các cộng sự đã đưa ra giải pháp trên giúp giảm sử dụng nước dịch vụ (SW) khoảng 11 m3/h, giảm đáng kể chi phí vận hành, đồng thời giảm tải cho phân xưởng SWS/ETP (giảm nước thải từ nhà máy ra ngoài môi trường). Với việc tái sử dụng nguồn nước công nghệ làm nước rửa cho hệ thống tách muối và đường đỉnh tháp T-1101, giải pháp đã mang lại rất nhiều ý nghĩa khoa học, cụ thể là “3 giảm”: Giảm tải cho phân xưởng SWS, giải quyết được tình trạng quá tải của đường nước từ SWS ra ETP, tạo điều kiện thuận lợi góp phần để vận hành công suất của nhà máy trên 110%; giảm thiểu được nguy cơ ăn mòn trên vùng đỉnh tháp T-1101 do sự có mặt của oxy hòa tan trong SW; giảm thiểu được lượng dầu thải slop sinh ra tại nhà máy, góp phần trong chiến lược giảm thiểu và quản lý slop oil trong nhà máy; giảm tiêu thụ năng lượng tại nhà máy, góp phần giảm phát thải CO2 từ nhà máy.

Trong lĩnh vực công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới giải thưởng VIFOTEC 2019 còn có 2 công trình của BSR đoạt giải Khuyến khích, đó là: “Tối ưu hóa phương pháp xử lý hydro xung cấp cho phân xưởng PP NMLD Dung Quất” của tác giả Trương Đức Hanh và cộng sự; “Tối ưu hóa hao hụt phân xưởng PP bằng thu hồi dòng OFF Gas” của tác giả Ngô Kim Phụng và cộng sự.

Kỹ sư Ngô Kim Phụng chia sẻ, công trình đã cải tiến thiết kế ban đầu để thu hồi dòng khí off gas vốn không có giá trị, bị đốt bỏ để chuyển thành khí nhiên liệu Fuel gas có giá trị cao; giá trị kinh tế mang lại ước tính khoảng 735.145 USD/năm; làm giảm thải được một lượng khí thải đáng kể CO2, NOx… ra môi trường, mang lại hiệu quả bảo vệ môi trường không khí nói riêng và môi trường sống nói chung, góp phần ngăn chặn hiện tượng nóng lên của trái đất và nước biển dâng.

Các công trình đoạt giải thưởng VIFOTEC 2019 đã khẳng định sự sáng tạo của những cán bộ, kỹ sư dầu khí với mong muốn tạo ra được nhiều giải pháp hữu ích, sản phẩm KHCN phục vụ sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất cho ngành Dầu khí.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã trao giải cho 2 công trình của BSR: “Khử nhũ bền dầu trong nước chua nhằm ổn định vận hành phân xưởng xử lý nước chua và các phân xưởng công nghệ NMLD Dung Quất” của tác giả Lê Quốc Việt và cộng sự nhận giải Bạc; “Tinh chỉnh và tối ưu thông số vận hành phân xưởng PRU (Propylene Recovery Unit) nhằm tối đa thu hồi sản phẩm propylene trong điều kiện phân xưởng vận hành ở công suất cao 110-115% thiết kế” của tác giả Hồ Quang Xuân Nhàn và cộng sự nhận giải Đồng, đã tham gia tại Triển lãm quốc tế về khoa học công nghệ WIPO Hàn Quốc 2019.

Tại lễ trao giải VIFOTEC 2019, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tác giả Lê Quốc Việt, Tổ trưởng Công nghệ, Ban Nghiên cứu và Phát triển thuộc BSR vì đã có thành tích ứng dụng công trình đoạt giải thưởng vào sản xuất và đời sống.

Ban Tổ chức giải thưởng VIFOTEC 2019 trao Bằng khen cho Ban Công nghệ An toàn và Môi trường - Petrovietnam; bà Lê Thị Phượng, Phòng Khoa học và công nghệ, Ban Công nghệ An toàn và Môi trường - Petrovietnam đã có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, phổ biến về giải thưởng.

Petrovietnam nỗ lực vượt bậc, hoàn thành kế hoạch năm 2020, chuẩn bị cho kế hoạch năm 2021 Petrovietnam nỗ lực vượt bậc, hoàn thành kế hoạch năm 2020, chuẩn bị cho kế hoạch năm 2021
Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa sẽ thành một thương hiệu mới của Petrovietnam Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa sẽ thành một thương hiệu mới của Petrovietnam
Petrovietnam đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện đồng bộ,  có hiệu quả gói giải pháp ứng phó tác động kép của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu Petrovietnam đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện đồng bộ, có hiệu quả gói giải pháp ứng phó tác động kép của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu

/ pvn.vn