Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là sẽ đích thân đến Singapore tham dự cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Kim Jong-un đã hai lần đến Trung Quốc chỉ trong vài tháng trở lại đây. |
Cuộc gặp ba bên?
Có những tin đồn gần đây nói rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Singapore cùng thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau trong Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên vào ngày 12/6.
Tuần trước, phóng viên tờ Mainichi Shimbun trích dẫn nguồn tin của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết, "có khả năng" một lãnh đạo nước thứ ba tham gia và lãnh đạo đó là ông Tập Cận Bình.
Giữa những thông tin nói trên, các quan chức Trung Quốc đã từ chối bình luận về kế hoạch công du của ông Tập vào thời điểm giữa tháng 6.
Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên giữa Triều Tiên và Mỹ đang được nhắc đến như một cuộc gặp “lịch sử”, với việc Tổng thống Trump ca ngợi đây sẽ là sự kiện làm thay đổi cục diện cho cả Bình Nhưỡng và thế giới.
Hai bên có nhiều điều để thảo luận song phương, thậm chí Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lưu ý rằng các cuộc đàm phán có thể kéo dài sang ngày thứ hai.
Trong khi Washington khẳng định phi hạt nhân hóa là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự, thì giới quan sát vẫn chưa rõ chính quyền Kim Jong-un đang kỳ vọng gì tại quốc gia Đông Nam Á.
Giới quan sát nhận định, mặc dù Washington mang tới thiện chí rất lớn dành cho Triều Tiên, các cuộc đàm phán được cho là sẽ không dễ dàng. Rất ít người tin rằng ông Kim sẽ đồng ý với các yêu cầu của chính quyền Trump mà không nhận lại được điều kiện xứng đáng.
Trong khi đó, lợi ích tương ứng của Trung Quốc và Hàn Quốc lại không hoàn toàn thống nhất với mỗi bên. Với tình hình này, có vẻ như Bắc Kinh sẽ không được chào đón vào các cuộc thương lượng sắp tới vì sự phức tạp trong các vấn đề thảo luận.
Một hiệp ước hòa bình ký kết tại Singapore?
Bất chấp những trở ngại trên, tờ Mainichi chỉ ra rằng ông Tập Cận Bình có một lý do đáng thuyết phục để được tham gia vào cuộc gặp Mỹ-Triều ở Singapore.
Trung Quốc, cùng với Triều Tiên và Mỹ là ba bên ký kết Hiệp ước đình chiến năm 1953. Còn Hàn Quốc, do có sự khác biệt về chính sách với Mỹ vào thời điểm đó mà không phải người tham gia ký kết.
Sự hiện diện của ông Tập tại đây sẽ gợi ý rằng ba nhà lãnh đạo có thể đã đồng ý cho một kết quả được sắp đặt trước cho hội nghị thượng đỉnh: Một hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh.
Bất chấp những mâu thuẫn thương mại giữa Bắc Kinh-Washington, Tổng thống Trump vẫn coi ông Tập là "một người bạn" và đã thảo luận về bán đảo Triều Tiên với người đồng nhiệm trong các cuộc họp song phương.
Khách sạn Marina Bay Sands. |
Hơn nữa, Bắc Kinh trong những tháng gần đây đã gia tăng đáng kể lực hút về phía Bình Nhưỡng. Trong một động thái làm bất ngờ cho cả thế giới, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gặp ông Tập ở Bắc Kinh trước cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Sau đó, ông Kim tiếp tục đến Đại Liên để có cuộc thảo luận thứ hai.
Trước khi hai cuộc gặp này diễn ra, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo được cho là đã bớt đi sự nồng ấm vốn có. Bình Nhưỡng được cho là không hài lòng với việc Bắc Kinh áp dụng các biện pháp trừng phạt của LHQ áp lực hơn so với trước đây.
Một số nhà bình luận Trung Quốc cũng nêu cao vai trò quan trọng đối với sự tham gia của ông Tập trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới, nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Kinh có thể đóng vai trò trung gian hòa giải để giữ sự cân bằng cần thiết.
Cũng có những suy đoán rằng Tổng thống Moon có thể đóng vai trò trung gian, khi ông từng đưa ra ý tưởng về một Hội nghị Thượng đỉnh ba bên Hàn Quốc-Triều Tiên- Mỹ.
Nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh
Tờ Straits Times của Singapore mới đây đưa tin, các phòng tại hai địa điểm có thể là nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử, bao gồm khu phức hợp Marina Bay Sands và khách sạn Shangri-La đều đã kín phòng.
Người ta nói Tổng thống Trump có thể sẽ lựa chọn khu nghỉ dưỡng nhìn ra Vịnh Marina, có hồ bơi và một sân thượng ngắm cảnh trên đỉnh tòa tháp khách sạn cao 55 tầng.
Hơn nữa, doanh nhân Mỹ sở hữu khu phức hợp này là Sheldon Adelson, vốn là một nhà tài trợ lâu năm của Tổng thống Trump.
Ngoài ra, kinh nghiệm tổ chức các sự kiện cấp cao của khách sạn Shangri-La như cuộc cuộc gặp nổi bật năm 2015 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, cũng giúp cho khách sạn này là một lựa chọn tốt.
Phòng Tổng thống ở Shangri-La được cho là phòng khách sạn duy nhất tại “đảo quốc sư tử” phù hợp với các yêu cầu an ninh nghiêm ngặt của Tổng thống Mỹ.
Những thách thức hậu cần cho cuộc gặp Trump - Kim ở Singapore
Triều Tiên cần sớm giải quyết bài toán hậu cần cho chuyến bay của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đến Singapore dự cuộc gặp ... |
Thượng đỉnh Kim Jong-un – Donald Trump tổ chức tại Singapore vào giữa tháng 6
Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 10.5, cuộc gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tổ chức tại Singapore vào ngày 12.6. Phía ... |