Ông chủ BMS "thổi giá" thiết bị ở Bệnh viện Bạch Mai còn sở hữu các doanh nghiệp nào?

Ngoài Công ty BMS, Phạm Đức Tuấn còn là người đại diện pháp lý của nhiều doanh nghiệp khác, đều tham gia đấu thầu các gói cung cấp vật tư và trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trong cả nướ

Ngày 31/8/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) bộ Công an đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại bệnh viện Bạch Mai, Công ty cổ phần Công nghệ y tế BMS (Công ty BMS) và các đơn vị có liên quan.

Đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đức Tuấn (sinh năm 1979, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty BMS) và Ngô Thị Thu Huyền (sinh năm 1983, Phó Giám đốc Công ty BMS; Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Lê Hoàng (sinh năm 1978, Thẩm định viên Công ty VFS).

Các bị can nêu trên đều bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ông chủ BMS 'thổi giá' thiết bị ở Bệnh viện Bạch Mai còn sở hữu các doanh nghiệp nào? - Ảnh 1

Bị can Phạm Đức Tuấn.

Theo bộ Công an, Phạm Đức Tuấn bị khởi tố để điều tra vụ việc liên quan đến hành vi, thủ đoạn gian dối, câu kết hợp thức các thủ tục để nâng khống lên nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết với Bệnh viện Bạch Mai, nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của người bệnh. Theo đó, số tiền các đối tượng chiếm đoạt được xác định lên đến trên 10 tỷ đồng.

Công ty BMS được thành lập vào năm 2005. Trụ sở doanh nghiệp được đặt tại Khu Trung Hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phạm Đức Tuấn giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty.

Sau khi Phạm Đức Tuấn bị khởi tố, bắt giam, thay mặt đại hội đồng cổ đông của Công ty BMS, bà Cao Thị Chuyên đã bổ nhiệm bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức vụ Giám đốc - người đại diện pháp luật cho công ty.

Ngoài việc đứng đầu Công ty BMS, ông Phạm Đức Tuấn còn là người đại diện pháp luật của 3 công ty khác, tạo nên các liên danh để tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị, vật tư y tế nhiều cơ sở y tế trong cả nước với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Theo Người Lao Động, ngoài Công ty BMS, Phạm Đức Tuấn còn là Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Tuấn Ngọc Minh, thành lập từ năm 2008. Có địa chỉ đóng tại đường Thụy Khuê, phường Thụy Khê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 50 tỷ đồng.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của Công ty Cổ phần đầu tư Tuấn Ngọc Minh là: Buôn bán các trang thiết bị y tế; Bán buôn tân dược; Bán buôn dụng cụ y tế: bông, băng, gạc, dụng cụ cứu thương, kim tiêm...; Bán buôn máy, thiết bị y tế loại sử dụng trong gia đình như: máy đo huyết áp, máy trợ thính...

Đến 16/3/2020, Phạm Đức Tuấn tiếp tục thành lập Công Ty TNHH Energy and Life Value, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Công ty này có địa chỉ đăng ký trùng với Công ty BMS nêu trên, do Tuấn làm giám đốc.

Doanh nghiệp này đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh, nhưng ngành nghề chính là sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng.

Mới đây nhất, vào ngày 15/7/2020, Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ mới BMS được thành lập, người đại diện pháp luật tiếp tục là Phạm Đức Tuấn. Doanh nghiệp này tiếp tục đăng ký kinh doanh với lĩnh vực khá rộng, trong đó có bán buôn máy móc, thiết bị y tế...

Các công ty nêu trên đã tham gia đấu thầu nhiều gói thầu cung cấp vật tư và trang thiết bị y tế hàng loạt gói thầu lớn tại các cơ sở y tế trong cả nước với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Đáng chú ý, các công ty do Tuấn làm người đại diện pháp luật đã liên danh để tham gia đấu thầu, trúng hàng loạt gói thầu cung cấp thiết bị y tế có giá trị lớn.

VietNamNet phản ánh, trong các ngày 20-21/8, Công ty BMS lần lượt trúng hai gói thầu gồm gói cung cấp bổ sung vật tư cho phẫu thuật các chuyên khoa năm 2020 của bệnh viện T.W Quân đội 108 với giá 1,9 tỷ đồng và gói mua sắm trực tiếp vật tư y tế cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái với giá gần 1 tỷ đồng.

Đáng chú ý, riêng trong ngày 23/4, Công ty BMS trúng 3 gói thầu mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng chống dịch Covid-19 của sở Y tế TP.Hải Phòng với giá trị các gói từ 3 tỷ đồng đến hơn 8 tỷ đồng.

Ngoài việc trúng gần như tuyệt đối các gói thầu mà công ty này tham gia, BMS còn trúng thầu bằng hoặc chênh lệch không đáng kể so với giá gói thầu.

Cụ thể, tại gói thầu ở tỉnh Nghệ An, liên danh Công ty TNHH Việt Quang - Công ty TNHH AT và T - CTCP Asiatech Việt Nam - BMS trúng gói thầu 45,035 tỷ đồng, trong khi giá gói thầu là 45,125 tỷ đồng.

Ngoài các gói thầu trên, liên danh giữa Công ty BMS và Công ty CP Đầu tư Tuấn Ngọc Minh (đều do Phạm Đức Tuấn đứng tên đại diện pháp lý) còn trúng những gói thầu từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng với chênh lệch ít.

Cụ thể, liên danh 2 công ty kể trên trúng gói thầu “Vật tư thay thế thuộc dự án phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua vật tư y tế năm 2020" của bệnh viện Thể thao Việt Nam với giá trúng thầu hơn 68 tỷ đồng.

Năm 2019, liên danh BMS - Công ty CP đầu tư Tuấn Ngọc Minh tiếp tục trúng gói thầu của Trung tâm Mua sắm Tài sản công và Thông tin Tư vấn Tài chính với giá hơn 252,87 tỷ đồng, trong khi đó giá gói thầu là 252,98 tỷ đồng.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Không để chủ trương xã hội hóa thiết bị y tế méo mó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Không để chủ trương xã hội hóa thiết bị y tế méo mó
Những đồng tiền đổi từ máu người bệnh Những đồng tiền đổi từ máu người bệnh
Thiết bị y tế Thiết bị y tế "bị nâng khống từ 7,4 lên 39 tỷ đồng"
/ www.doisongphapluat.com