Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt chú ý đến đoạn clip đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội liên quan đến vụ ô tô đâm gãy cần chắn tự động tại một đường ngang.
Giám sát hoạt động đường ngang
Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt chú ý đến đoạn clip đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội liên quan đến vụ ô tô đâm gãy cần chắn tự động tại một đường ngang.
Tìm hiểu thêm PV được biết, clip này bắt nguồn từ hình ảnh trích xuất dữ liệu do camera lắp tại đường ngang của Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội.
PV đã trực tiếp đến Trung tâm giám sát trạng thái hoạt động đường ngang của đơn vị này. Tại đây, ông Trương Bình, Phó phòng Kỹ thuật - An toàn cho biết, hiện đơn vị đã lắp đặt toàn bộ camera giám sát tại các đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn. Trên mỗi cột tín hiệu lắp một camera để ghi nhận các hoạt động tại đường ngang từ hai phía.
Đường ngang đường sắt Bắc - Nam tại Km 18+806 địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội là nơi cần chắn tự động nhiều lần bị ô tô đâm gãy, nay đã lắp camera giám sát. (Ảnh: Khánh Linh)
Tại ga Giáp Bát (Hà Nội), quan sát của PV, ngay trong phòng trưởng ga lắp một màn hình quan sát được mọi vị trí trong ga như: Phòng trực ban chạy tàu, các đường sắt, các khu vực xếp dỡ hàng hóa, đường ke, khu vực ghi… Ông Hoàng Văn Triệu, Trưởng ga Giáp Bát cho biết, việc lắp đặt camera này rất hiệu quả, giúp lãnh đạo ga theo dõi việc thực hiện tác nghiệp của các nhân viên; đồng thời khiến các nhân viên tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy trình quy phạm khi lên ban.
“Hình ảnh từ camera được truyền trực tiếp về trung tâm qua mạng di động 3G-4G. Qua các màn hình tại trung tâm, chúng tôi có thể nhận được toàn bộ hình ảnh thực tế đang diễn ra tại các đường ngang, từ người và phương tiện qua đường ngang thế nào, tàu qua đường ngang ra sao”, ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, cùng với lắp đặt camera, công ty đang ứng dụng phần mềm theo dõi trạng thái kĩ thuật của các thiết bị tại một số đường ngang.
Khi áp dụng phần mềm này, lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật công ty có thể “online” nắm được toàn bộ trạng thái hoạt động, kỹ thuật của các thiết bị tại các đường ngang cảnh báo tự động có lắp thiết bị giám sát thông qua màn hình hiển thị trạng thái tức thời của thiết bị. Thông qua đây có thể biết những hư hỏng, sai sót để điều nhân viên khắc phục kịp thời.
Cũng đang ứng dụng hệ thống giám sát thiết bị đường ngang cảnh báo tự động, Phó giám đốc Công ty CP Thông tin tín hiệu Vinh Nguyễn Văn Hưng cho biết, từ năm 2007, đơn vị đã xây dựng hệ thống này bằng đường truyền hữu tuyến và đến năm 2011, dùng chuyển tín hiệu qua mạng di động không dây GPRS.
Với hệ thống này có thể giám sát được mọi hoạt động trên đường. Cùng đó, các thông số như: Điện áp đường ngang đủ hay không, cảm biến hoạt động ra sao, chuông đèn có sáng hay không, cần chắn có tự động hạ xuống khi tàu đến hay tự động nâng lên khi tàu qua đường ngang, tàu đến có cảnh báo không, có chậm ở khu đoạn… đơn vị đều nắm bắt được.
Hiện, hơn 620 đường ngang có gác chắn được lắp camera giám sát (ảnh lớn); Hình ảnh các đường ngang tại Trung tâm Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội (ảnh nhỏ). (Ảnh: K.Linh)
“Phủ sóng” camera giám sát nhân viên chạy tàu
Trả lời PV, ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban ATGT Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, ngoài các đường ngang có cần chắn tự động, ngành Đường sắt cũng lắp đặt camera giám sát tại các đường ngang có gác.
“Việc lắp các camera giám sát không chỉ biết trạng thái thực đang diễn ra tại đường ngang mà còn lưu làm tư liệu để phân tích lỗi do đâu khi xảy ra tai nạn, sự cố, do khách quan hay chủ quan, do thiết bị hay con người”, ông Chiến nói và cho hay, các hình ảnh lưu lại sẽ được sử dụng làm bằng chứng để điều tra, xác minh các vụ vi phạm, tai nạn như ô tô đâm gãy cần chắn tự động, người đi đường vi phạm luật giao thông đường sắt tại đường ngang hay hành hung, đe dọa, chửi bới nhân viên gác chắn…
Theo ông Chiến, tính đến nay, Tổng công ty Đường sắt VN đã lắp đặt camera tại 263 phòng trực ban chạy tàu tại tất cả các ga có tác nghiệp đón, tiễn, chạy tàu. Cùng đó, 266 đầu máy cùng được lắp đặt camera cả trong và ngoài cabin; Hơn 620 trạm chắn đường ngang (có gác) cũng được lắp camera trong chòi chắn và ngoài đường ngang tại; Cùng đó, tại 380 đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động cũng được phủ sóng camera.
“Ngoài ra, năm 2018, Tổng công ty sẽ đưa vào khai thác 100 đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động. Việc lắp đặt camera tại 100 đường ngang này sẽ nâng lên tổng số 480 đường ngang cảnh báo tự động lắp camera”, ông Chiến cho hay.
Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN Đoàn Duy Hoạch cho biết, việc lắp đặt camera tại các vị trí trên giúp ngành Đường sắt có thể giám sát, kiểm tra chéo nhau.
Ví dụ, camera ngoài cabin đầu máy nhằm ghi lại hành trình chuyến tàu, đồng thời giám sát hoạt động của các thiết bị tín hiệu cũng như việc thực quy trình quy phạm của các nhân viên thực hiện điều hành chạy tàu dọc đường như trực ban ga, gác ghi, tuần đường, gác chắn… đã đúng chưa, kể cả việc thực hiện các thao gác báo tín hiệu như vị trí đứng, tư thế cầm cờ, đèn…
Camera lắp trong cabin đầu máy nhằm giám sát hoạt động nghiệp vụ của ban lái máy, từ điều khiển tốc độ, kéo còi, hô đáp giữa lái tàu và phụ lái để lưu ý khi sắp vào vị trí nguy hiểm như đường ngang, đường dân sinh… Việc giám sát online từ xa được thực hiện 24/24h thông qua ứng dụng trên các thiết bị thông minh di động như laptop, smartphone, máy tính bảng…
“Việc lắp đặt các camera giám sát này chủ yếu là biện pháp hỗ trợ phòng ngừa vi phạm do chủ quan, đảm bảo an toàn vì có thể phát hiện kịp thời những sai sót để bổ cứu, điều chỉnh ngay. Nhất là với các nhân viên sai sót, không tuân thủ nghiêm quy trình thì nhắc nhở ngay để phòng tránh sự cố”, ông Hoạch nói.
Thử nghiệm hệ thống radar phát hiện chướng ngại tại đường ngang
Thông tin với PV về các giải pháp công nghệ để tăng cường an toàn chạy tàu, giảm thiểu tai nạn, sự cố, bà Hàn Như Quỳnh, Trưởng ban Hợp tác quốc tế - KHCN Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, đang nghiên cứu, lắp đặt thử nghiệm hệ thống radar phát hiện chướng ngại tại đường ngang sử dụng cần chắn chuyên dụng đóng kín, có hỗ trợ quản lý giám sát. Hệ thống này sẽ tự động đưa ra tín hiệu cảnh báo khi có trở ngại mà không phụ thuộc vào chủ quan của con người.
Cùng đó, tổng công ty cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm hệ thống giám sát hành trình tuần đường với mục tiêu giám sát công việc từ xa thông qua mạng internet. Qua đó có thể biết người tuần đường có thực hiện đúng quy trình hay không thông qua các thông số trên biểu đồ tuần đường như: Tốc độ di chuyển; Trạng thái tuần đường (dừng, di chuyển); Số km đã tuần trên cung đường…
Phóng viên tống tiền doanh nghiệp: Nhận 70.000 USD ngay ở toà soạn
Nữ phóng viên báo Thương hiệu và Công luận đang nhận tiền từ giám đốc đối ngoại người nước ngoài ở toà soạn tại quận ... |
Tiền đạo Anh Đức: ‘Vợ tôi trận nào cũng xem để động viên chồng\'
Trở về sau chức vô địch AFF Cup 2018, Nguyễn Anh Đức chia sẻ nhiều về gia đình, những kế hoạch kinh doanh sắp tới ... |
Tông nữ sinh 19 tuổi trọng thương rồi bỏ trốn, tài xế Range Rover khai gì?
Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết tài xế Hồng khai do hoảng loạn sau khi gây tai nạn nên đã tìm cách bỏ ... |
Người biểu tình \'áo vàng\' đốt trạm thu phí trên cao tốc Pháp
Hành động của những người biểu tình khiến nhiều tuyến đường phải đóng cửa, gây nên tình trạng hỗn loạn. |