Nứt cầu Vàm Cống hi hữu thế giới: Nặng nợ công...

Vấn đề sử dụng vốn ODA tại dự án này đã không mang lại hiệu quả, làm chi phí phát sinh, đánh mất nhiều cơ hội phát triển của địa phương.

Sau sự cố trong dự án xây dựng cầu Vàm Cống, đặc biệt là những vướng mắc trong xử lý trách nhiệm cũng như yêu cầu Liên danh nhà thầu chính GS Engineering & Construction và Hanshin Engineering & Contrustion Co., Ltd (Hàn Quốc) phải thực hiện trách nhiệm với dự án khiến Bộ GTVT gặp nhiều khó khăn. Đây là điều khó hiểu, vì theo ĐBQH Lê Công Nhường (đoàn Bình Định) trong đầu tư xây dựng, chủ đầu tư (cụ thể là Bộ GTVT) phải là đơn vị làm chủ.

nut cau vam cong hi huu the gioi nang no cong

Nứt dầm thép cầu Vàm Cống là sự cố hi hữu. Ảnh: YouTube

Như vậy, vai trò của Bộ GTVT trong dự án này là phải quán xuyến mọi việc từ khâu tư vấn thiết kế, tới khâu thi công, đồng thời có trách nhiệm giám sát quá trình thi công của nhà thầu.

"Giờ sự cố đã xảy ra, Bộ GTVT phải chủ động mời ngay cơ quan có chức năng thẩm định dự án tiến hành thẩm định, thẩm tra, đánh giá lại về dự án này. Trên cơ sở đó, sẽ xác định rõ sự cố vết nứt dầm thép ngang là do nguyên nhân gì? Lỗi ở đâu? Là lỗi ở khâu thiết kế hay lỗi do khâu thi công hay còn có lỗi của khâu giám sát thực hiện dự án...?

Tôi băn khoăn không biết chủ đầu tư có sát sao, có quan tâm, giám sát chặt chẽ tới dự án không hay chỉ giám sát dựa trên những báo cáo của nhà thầu? Trả lời được câu hỏi trên sẽ trả lời được câu hỏi vì sao xảy ra sự cố nghiêm trọng như vậy mà không phát hiện được ngay? Và như vậy cũng sẽ lý giải được vì sao là đơn vị làm chủ nhưng Bộ GTVT lại để nhà thầu làm khó ngược, gây sức ép, thậm chí còn có thái độ coi thường, phớt lờ khi yêu cầu làm việc?

Phải làm cho rõ thì mới xử lý thỏa đáng được", ĐBQH Lê Công Nhường nêu quan điểm.

Theo quan sát của vị đại biểu, hiện tượng khó dễ như nhà thầu Hàn Quốc tại dự án này thực tế không phải là cá biệt mà đang diễn ra tương đối phổ biến.

Vị ĐBQH lấy ví dụ như dự án cao tốc đầu tiên ở miền Trung nối Đà Nẵng - Quảng Ngãi có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng bị bong tróc mặt đường ngay sau trận mưa đầu tiên và xuất hiện hàng loạt "ổ gà, ổ voi".

Dự án có số vốn đầu tư lên đến 34.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước và ODA. Đáng nói, dự án mới thông xe vào ngày 2/9, nhưng chỉ hơn 1 tháng đưa vào sử dụng, tuyến cao tốc này ngay lập tức bị hư hỏng. Cho tới nay, vấn đề khắc phục cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn.

Hay tình trạng đội vốn, chậm tiến độ cũng thường xuyên xảy ra. Cho tới nay, danh sách dài các dự án được chỉ đích danh gồm: Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng, sau khi thẩm định đang đề nghị điều chỉnh xuống 33.568,684 tỷ đồng; dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tuyến 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên tăng từ 17.387,6 tỷ đồng lên 47.325,2 tỷ đồng; dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh tuyến Bến Thành -Tham Lương vay nguồn Đức, ADB, EIB dự kiến tăng từ mức 26.116 tỷ đồng lên 47.603,707 tỷ đồng; dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 47.325,2 tỷ đồng; dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vay Pháp, ADB, EIB tăng tổng mức đầu tư từ 783 triệu EUR lên 1.176 triệu EUR. Tuyến đường sắt đô thị số 1, 2 của Tp.HCM và Tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) của Tp. Hà Nội hiện vẫn đang trong quá trình điều chỉnh dự án.

Cá biệt tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông không những đội vốn, chậm tiến độ, dự án còn xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng nhưng Bộ GTVT vẫn không xử lý được nhà thầu.

"Tại sao hàng loạt các dự án ODA có vấn đề, mắc sai phạm đã xảy ra nhưng tới nay Bộ GTVT vẫn không rút được kinh nghiệm? Liệu có phải do quá nhiều "sãi đang coi chùa" nên không ai quan tâm, không ai chịu trách nhiệm?", ĐBQH đoàn Bình Định đặt vấn đề.

Nặng nợ công

Trở lại dự án cầu Vàm Cống, ĐB Lê Công Nhường nhấn mạnh, vấn đề sử dụng vốn ODA tại dự án này đã không mang lại hiệu quả, làm chi phí phát sinh, đánh mất nhiều cơ hội phát triển của địa phương.

Cụ thể, ông chỉ rõ có hai loại chi phí bị phát sinh đó là: chi phí cơ hội. Vị đại biểu giải thích, đối với loại chi phí này rất khó có thể đo đếm được vì một khi dự án bị kéo dài thời gian, chậm đưa vào khai thác cũng đồng nghĩa với việc làm gián đoạn các hoạt động giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương và các tỉnh lân cận.

Loại chi phí thứ hai chính là chi phí vốn vay ngân hàng. Theo ông Nhường, sự chậm trễ đưa dự án vào khai thác cũng đồng nghĩ khiến chúng ta không có nguồn thu để trả nợ. Trong khi, vẫn phải trả lãi vốn vay ngân hàng nhưng lại không có khả năng trả nợ, như vậy sẽ làm tăng nợ công, gánh nặng cho nền kinh tế càng lớn hơn.

"Vấn đề vay và sử dụng vốn ODA phải được nhìn nhận lại, tất cả phải có kế hoạch rất cụ thể, không để tình trạng cứ vay, cứ tiêu còn hiệu quả thì không quan tâm được", ĐH Lê Công Nhường nêu quan điểm.

Ông cho biết, tại kỳ họp Quốc hội tới, nếu có cơ hội ông sẽ nêu vấn đề vay vốn và sử dụng vốn vay ODA trước Quốc hội. Bên cạnh đó, ông cũng muốn làm rõ trách nhiệm của Bộ GTVT trong các dự án sử dụng vốn ODA nhưng chưa hiệu quả thời gian qua.

nut cau vam cong hi huu the gioi nang no cong Nứt cầu Vàm Cống hi hữu thế giới: Kẽ hở vốn vay

Để bịt lỗ hổng, không tạo cơ hội cho các nhà thầu "tự tung, tự tác" phải có được hợp đồng ký kết chặt chẽ, ...

nut cau vam cong hi huu the gioi nang no cong Nứt cầu Vàm Cống hi hữu thế giới: Ai đền thiệt hại?

Nhùng nhằng, kéo dài thời gian khắc phục sự cố cầu Vàm Cống là do nhà thầu muốn tìm lý do, giảm thiệt hại, chia ...

nut cau vam cong hi huu the gioi nang no cong Nứt cầu Vàm Cống hi hữu thế giới: Hệ lụy vốn vay?

Không loại trừ, có khả năng nhà thầu đang sử dụng hợp đồng vay vốn để ràng buộc, hỗ trợ, giảm chi phí cho chính ...

/ Đất Việt