Tin mừng cho hơn nửa triệu hộ “xe ôm trà đá” là ngành thuế chỉ... thống kê mà thôi. Nhóm đối tượng này chưa phải diện chịu thuế trừ phi mức doanh thu của họ là 100 triệu đồng/năm. Nhưng tin không vui là “cái thước” chịu thuế vẫn là 100 triệu không có trừ cái gì hết.
Dư luận lại đã được dịp nổi sóng sau khi Tổng cục Thuế yêu cầu ngành thuế các địa phương rà soát đối với các cá nhân kinh doanh không thường xuyên như xe ôm, xe lam, chủ thầu xây dựng vãng lai, kinh doanh quán cóc, vỉa hè, hộ kinh doanh tại các điểm tự phát - không chính thức được phép hoạt động (chợ tạm, chợ cóc, xóm làng, thôn, bản…).
Lo ngại là phải. Bởi thực ra số lượng các hộ kinh doanh mà chúng ta hay gọi là “xe ôm trà đá” này không hề nhỏ mà con số chênh lệch so với thống kê: 581.700 hộ quá nhiều để có thể “bấm ngón tay”. Bởi “bóng ma” tỉ suất lợi nhuận trà đá 5.000-7.000%” vẫn còn đó như một chỉ dấu. Và trong khi ngân sách, sau chuyện tăng “kịch khung” thuế bảo vệ môi trường trong xăng đã lại tính đếm đến “phí khí thải”...
Xe ôm vỉa hè cũng được ngành thuế đưa vào diện...thống kê (Ảnh minh họa: LĐ) |
Nhưng đến hôm qua, chuyện này đã có phần ngã ngũ khi ngành thuế khẳng định: bất cứ thành phần dân cư nào có phát thu nhập như xe ôm, bán hàng rong, quán cóc đều thuộc diện điều tra thống kê nhưng nhóm đối tượng này vẫn chưa phải chịu thuế. Chỉ thông báo để yêu cầu nộp thuế với hộ có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
Ừ thì thống kê cứ thống kê! Trừ phi thống kê đó nhằm tới mục đích là... thiết kế chính sách tăng thu.
Bởi xe ôm, trà đá, cũng như bán vé số dạo, bơm xe, mì gõ, gánh rau, đánh giày, bán báo... như một “tình trạng xã hội”, gắn liền với thống kê thất nghiệp, với tình trạng nghèo đô thị, mang tính chất sinh tồn nhiều hơn là những con số để có thể nhắm tới nguồn thu.
Huống chi bản thân cái thước của ngành thuế, định ngưỡng chịu thuế ở mức 100 triệu đồng cũng đang rất có vấn đề.
Trên Dân trí, TS Lê Đăng Doanh vừa đặt vấn đề: “Ngành thuế phải trả lời được câu hỏi với khu vực kinh doanh nhỏ lẻ, lao động tự do... liệu có thu được thuế không, có đáng thu không và có cần phải thu không?”. Trên 100 triệu đồng/năm tức là doanh thu khoảng hơn 8 triệu đồng/tháng. Mà đây mới chỉ là doanh thu, còn nếu trừ chi phí vốn, và các loại chi phí khác như thuê cửa hàng, phát sinh điện nước, thì có khi số tiền lãi đem về chưa tới được vài triệu đồng/tháng. Với con số này, một người dân sinh sống còn chưa đủ chi tiêu? Vậy thì đánh thuế có khả thi?
Nhiệm vụ của ngành thuế là thu. Nhưng rõ ràng ngưỡng thu cũng cần được điều chỉnh ít nhất là theo tỉ lệ % lạm phát để người dân có thể sống mà nộp thuế. Đó đáng lẽ mới là việc phải làm, chứ không phải bàn chuyện thống kê cả miếng cơm manh áo.
Ngành thuế lý giải về ý định quản lý thuế với xe ôm, hàng rong Cơ quan thuế khẳng định chưa đưa vào diện quản lý thuế nhóm hộ kinh doanh chỉ đủ bù đắp cuộc sống bản thân và ... |
Xe ôm, quán vỉa hè sẽ vào diện quản lý thuế Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế siết quản lý đối với những hộ kinh doanh có địa điểm cố định nhưng chưa đưa ... |