Thành phố thông minh có tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng nhưng vốn đối ứng của địa phương chỉ có 15 tỷ đồng.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có đề xuất gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc xây dựng dự án thành phố thông minh sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ấn Độ.
Tổng vốn đầu tư dự kiến là 245 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA không hoàn lại của Chính phủ Ấn Độ là 230 tỷ đồng, tương đương 10 triệu USD. Vốn đối ứng khoảng 15,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.
Tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án được triển khai từ năm 2019-2022 với mục tiêu thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đô thị, tạo lập những nền tảng cơ bản để phát triển toàn kinh tế, xã hội của tỉnh...
Trong đó, việc xây dựng chính quyền điện tử được xác định là nòng cốt để xây dựng thành phố thông minh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công mức 3, 4 trên phạm vi toàn tỉnh. Cùng với đó, dự án này cũng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu ngành có thể chia sẻ và tích hợp để phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công cho người dân.
Tỉnh cũng đặt mục tiêu xây dựng nền móng cơ sở hạ tầng cho thành phố thông minh với trung tâm điều hành và các giải pháp hệ thống điện toán đám mây, triển khai một số ứng dụng thông minh để phục vụ người dân tốt hơn...
Lãnh đạo tỉnh cho biết, dự án này nhằm từng bước thực hiện mục tiêu đến năm 2022, Phan Rang - Tháp Chàm sẽ là thành phố thông minh và đến năm 2030 sẽ là thành phố đáng sống, hiện đại.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành về đề xuất nói trên của địa phương.
Nguyễn Hà
Khi Việt Nam cử 3 thành phố gia nhập mạng lưới thông minh
Dân cần gì ở một thành phố thông minh? Rất đơn giản thôi: Đi lại không bị kẹt cứng trên đường, có thể ngồi máy ... |
Thành phố thông minh sẽ đem lại doanh thu khổng lồ từ dịch vụ
Thành phố thông minh được hiểu là sự hội tụ của 3 yếu tố gồm hạ tầng hiệu quả, phát triển bền vững và môi ... |