Những ai thạc sỹ nước ngoài chỉ được pha trà, rót nước vào điểm danh!?

Đó là câu chuyện của tôi - 26 tuổi, cựu du học sinh tốt nghiệp thạc sỹ tại  Australia. Dù có thể dễ dàng kiếm một công việc có thu nhập khá ở Australia hay châu Âu , nhưng do hoàn cảnh gia đình là con một và muốn ở gần để chăm sóc cha mẹ, tôi chấp nhận trở về Việt Nam làm việc.

Tôi thi vào một viện khoa học và dễ dàng vượt qua các vòng phỏng vấn để được nhận. Tràn đầy niềm tin và nhiệt huyết để cống hiến cho cơ quan mới, tôi tin rằng với nền tảng tri thức được đào tạo rất bài bản của mình, tôi có thể đóng góp rất nhiều cho công tác chuyên môn hay việc nghiên cứu.

Nhưng tôi sớm bị giội một gáo nước lạnh. Trong vòng hơn nửa năm đầu tiên, tôi không được giao một công việc gì cụ thể. Quanh đi quẩn lại chỉ là những việc vặt vãnh như pha trà, rót nước hay photo copy, in tài liệu. Tôi có tâm sự với các đồng nghiệp cùng tuổi và họ nói như vậy là bình thường với các nhân sự trẻ tuổi. Đây được xem như quá trình… học việc.

Môi trường làm việc cũng khác xa với những gì tôi đã trải qua ở nước ngoài. Mỗi buổi sáng, các nhân viên đến cơ quan không bắt đầu làm việc ngay, họ hoặc kéo nhau ra ngoài café ăn sáng hoặc ngồi uống trà bình bán thế sự đến 1, 2 tiếng đồng hồ. Khi họ bắt tay vào việc thì cũng đã gần đến giờ ăn trưa!

Các đồng nghiệp của tôi cũng thường xuyên nhậu nhẹt trong giờ trưa, lấy lý do để lấy quan hệ. Vài người quá chén về luôn cơ quan và đóng cửa nằm ngủ đến giờ về. Những người không tham gia guồng quay đó thì bị đánh giá là thiếu hòa đồng và bị cô lập.

Đã nhiều lần tôi lên tiếng về sự trì trệ trong công việc, nhưng các lãnh đạo đều lờ đi, xuê xoa kiểu dĩ hòa vi quý. Sau đó, tôi được biết rằng hầu hết các nhân sự trong phòng đều được nhận vào nhờ các mối quan hệ cá nhân. Phần lớn trong số họ không có chuyên môn hoặc trình độ chỉ ở mức làng nhàng. Tuy nhiên mức thu nhập vẫn cao hơn hẳn so với các nhân sự trẻ, những người có khả năng và trực tiếp giải quyết công việc.

Mới đây tôi có đọc được một bài báo nói rằng năng suất lao động người Việt thua cả Lào, chỉ bằng 7% Singapore. Với những gì đã trải qua, tôi tin vào sự chính xác của thống kê này. Sự trì trệ, thụ động, thái độ làm việc thiếu nghiêm túc trong những cơ quan nhà nước thực sự là điều mà tôi đã được nghe từ rất nhiều người.

Liệu rằng với môi trường làm việc như vậy, chúng ta có thể thu hút được những nhân tài trong các lĩnh vực, có thể nâng được năng suất lao động của cá nhân cũng như cả đất nước?

Các anh chị có thể chia sẻ thêm về những câu chuyện của mình tại đây hoặc gửi qua email cho Thời Mới tại địa chỉ email: lienhe@thoimoi.vn

nhung ai thac sy nuoc ngoai chi duoc pha tra rot nuoc vao diem danh 'Những nhân viên gương mẫu' tập 1, văn phòng hiểm ác toàn đâm nhau sau lưng
nhung ai thac sy nuoc ngoai chi duoc pha tra rot nuoc vao diem danh Ám ảnh quấy rối tình dục nơi làm việc
nhung ai thac sy nuoc ngoai chi duoc pha tra rot nuoc vao diem danh Làm thế nào để vượt qua stress nơi công sở?
nhung ai thac sy nuoc ngoai chi duoc pha tra rot nuoc vao diem danh Hàn Quốc thực thi luật chống quấy rối tại công sở
nhung ai thac sy nuoc ngoai chi duoc pha tra rot nuoc vao diem danh Pháp luật không cấm xăm hình, nhưng công chức cần đáp ứng phù hợp môi trường làm việc
nhung ai thac sy nuoc ngoai chi duoc pha tra rot nuoc vao diem danh Bộ trưởng Lao động Nhật Bản: Phụ nữ đi giày cao gót đến công sở là 'cần thiết'