Người Vũ Hán chật vật "đi qua" đại dịch

Dựa cửa sổ nhìn ra ngoài, Triệu Lương nhẩm tính số tiền còn lại trong tài khoản không đủ trả nợ tháng này. 

Chàng trai 28 tuổi, sống tại thành phố Vũ Hán đang gánh khoản nợ của căn nhà mới mua trả góp năm ngoái. Trước khi Covid 19 bùng phát, Triệu là nhân viên kinh doanh của một bệnh viện thẩm mỹ ở Thượng Hải, thu nhập 10.000 tệ (gần 35 triệu đồng) mỗi tháng. Trước Tết Nguyên đán, anh trở về quê đón năm mới và bị mắc kẹt do thành phố bị phong tỏa vì dịch bệnh.

May mắn chưa nhiễm virus, nhưng áp lực cuộc sống khiến Triệu luôn cảm thấy khó thở. Một ngày cuối tháng 2, ông chủ gửi thông báo anh không cần phải quay lại làm việc. Triệu bị sốc, anh khó ăn, khó ngủ, tóc rụng rất nhiều.

Hàng tháng, Triệu có khoản nợ ngân hàng 3.000 tệ mua nhà và hơn 5.000 tệ mua ô tô. Hiện anh có thể nói chính xác số tiền còn lại trong tài khoản của mình: "Chỉ còn đúng 3.325 tệ, 8 hào và 3 xu. Tôi thực sự rất nghèo".

Cha mẹ Triệu là cán bộ về hưu, lương cả hai khoảng 10.000 tệ/tháng. Anh luôn cảm thấy xấu hổ khi nghĩ rằng bố mẹ đang phải chi trả cho cuộc sống của mình.

"28 tuổi nhưng tôi có cảm giác như một người già. Áp lực kinh tế ngày càng lớn", Triệu nói và cho hay hiện tại điều đáng sợ nhất chính là không có hy vọng ở tương lai. Nhiều ngày lên mạng tìm việc, nhưng khi biết anh quê Vũ Hán, nhà tuyển dụng đều từ chối.

"Nếu muốn tìm việc ở thời điểm hiện tại, đừng nên nói ở Vũ Hán. Nó giống như con virus reo rắc sự sợ hãi ở khắp nơi", Triệu nói.

nguoi vu han chat vat di qua dai dich
Giá cả thực phẩm tại Vũ Hán tăng lên nhiều so với thời điểm trước khi dịch bùng phát khiến cuộc sống của nhiều người gặp khó khăn. Ảnh: ettoday.

Dịch Covid-19 với Triệu giống như một cơn bão càn quét tất cả những gì anh gây dựng trong nhiều năm. "Cuộc sống của những người như tôi đặc biệt buồn", Triệu nói và cho hay nhiều người xung quanh cũng giống như anh, vì dịch bệnh chẳng còn nguồn thu nhập nào, trong khi các khoản vay vẫn phải chi trả hàng tháng. Hàng hóa thiết yếu tăng phi mã khiến nhiều gia đình không thể kham nổi.

Từ Toàn Hồng, một cán bộ về hưu của công ty gang thép Vũ Hán ở hoàn cảnh như vậy. Hàng ngày bà bận rộn so sánh giá rau trên chợ điện tử, thấy chỗ nào niêm yết rẻ hơn lập tức lao vào mua. Cho đến nay, bà Từ đã tiêu hết một thẻ ngân hàng để dành đi du lịch. Từ nói rằng dù có lương hưu nhưng kinh tế gia đình không mấy dễ thở.

"Nếu không có chuyện gì xảy ra gia đình tôi vẫn có thể bình yên sống. Nhưng giá cả tăng lên từng ngày, tôi cảm thấy mình không còn đủ khả năng chống đỡ", Từ nói.

Hàng xóm nhà bà Từ là Trương Hán (40 tuổi), dự kiến mở một cửa hàng nhỏ, khai trương vào ngày 5/2. Nhưng khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, mọi kế hoạch bị phá sản.

"Tôi rất lo lắng và đau khổ. Sự mất mát về kinh tế tăng lên từng ngày. Điều đó làm tôi thấy nặng nề", Trương nói. Người đàn ông này cho hay, tại quê nhà anh ở thành phố Liên Vân Cảng, Giang Tô, giá rau và trái cây trong các siêu thị đắt gấp 3 lần so với trước Tết nguyên đán, mức tăng giá của thịt còn lớn hơn.

"Ba mẹ tôi cả đời làm nông dân nên gia đình không thiếu lương thực trong 3-4 tháng tới, nhưng giờ chẳng ai ăn thịt nữa", Trương nói.

Ở Vũ Hán thời điểm hiện tại, đến cả những người được coi là tầng lớp trung lưu cũng cảm thấy khó khăn.

Do thành phố bị đóng cửa, Từ Long, 26 tuổi cũng đã nghỉ việc tại một công ty công nghệ ở Bắc Kinh. Doanh nghiệp nhỏ do cha anh điều hành tại thành phố Vũ Hán cũng đang đóng cửa. Theo quy định của chính phủ, các công ty địa phương không được phép sa thải nhân viên do dịch bệnh và cha anh vẫn phải trả lương nhân viên hàng tháng. "Không có nguồn thu, chi phí nhiều đã khiến doanh nghiệp nhỏ như của cha tôi lao đao", Từ Long chia sẻ.

Người đàn ông này cho biết, so với nhiều gia đình khác ở Vũ Hán, gia đình anh vẫn được coi là khá giả bởi dù giá thịt đã tăng gấp 3 lần nhưng vẫn mua được. Có người họ hàng, vốn là chủ một công ty du lịch cũng vừa tuyên bố phá sản vì không trụ nổi thời dịch bệnh. Người này chấp nhận đi làm nhân viên đóng gói trong một nhà máy chế biến thực phẩm, lương 3.000 tệ/tháng.

Khi được hỏi liệu anh có lo lắng về dịch bệnh hay không, Cao trả lời "Rất lo lắng, ai chẳng lo lắng chứ. Nhưng lo mãi sao được khi bạn chẳng kiếm được đồng nào để nuôi hai đứa con", Cao nói và cho biết rất mong chờ đến ngày Vũ Hán được mở cửa trở lại.

"Nắng ấm đã lên, tình hình dịch bệnh tích cực từng ngày. Hy vọng tương lai của tôi cũng được như vậy", anh chia sẻ.

Vy Trang (Theo ettoday)

nguoi vu han chat vat di qua dai dich Câu chuyện của một "bà mẹ bất đắc dĩ" tại Bệnh viện Nhi Vũ Hán
nguoi vu han chat vat di qua dai dich Quan chức Trung Quốc: Có thể chính quân đội Mỹ đem virus corona đến Vũ Hán
nguoi vu han chat vat di qua dai dich Vũ Hán sắp mở lại sân bay
/ vnexpress.net