Nepal đo lại độ cao đỉnh Everest

Nepal đồng ý hợp tác với Trung Quốc để đo lại độ cao Everest, sau khi giới khoa học cho rằng đỉnh núi cao nhất thế giới đang thấp xuống. 

Nhiều nhà địa chất cho rằng trận động đất mạnh 7,6 độ rung chuyển Nepal năm 2015 có thể đã khiến độ cao đỉnh Everest giảm 3 cm, trong khi số liệu chính thức công nhận đỉnh núi được mệnh danh "nóc nhà thế giới" này cao 8.848 m.

Quyết định hợp tác với Trung Quốc đo lại độ cao đỉnh Everest được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Nepal cuối tuần trước và hội đàm với lãnh đạo nước này.

nepal do lai do cao dinh everest
Một người khuân hàng hóa tại trại số 4 gần đỉnh Everest vào ngày 20/5/2016. Ảnh: Reuters.

Ấn Độ là quốc gia đầu tiên công bố độ cao đỉnh Everest và công nhận đây là đỉnh núi cao nhất thế giới vào năm 1855. Một nửa đỉnh Everest nằm trên lãnh thổ Nepal, nhưng nước này chưa bao giờ đo đạc chúng mà sử dụng số liệu của Cục Đo đạc Ấn Độ năm 1954.

Năm 2017, Ấn Độ từng đề xuất giúp Nepal đo lại độ cao đỉnh Everest, sau trận động đất có tâm chấn nằm ở vùng Gorkha của Nepal năm 2015.

Nhiều nhà leo núi phương Tây sử dụng dữ liệu độ cao 8.850 m của đỉnh Everest do Hiệp hội Địa Lý Quốc gia và Bảo tàng Khoa học Boston xác định năm 1999 trong cuộc khảo sát sử dụng công nghệ vệ tinh để đo đạc. Năm 2005, các nhà nghiên cứu và leo núi phía Trung Quốc công bố độ cao đỉnh núi này là 8.844,43 m.

Nhật Duy (Theo India Times/Reuters)

nepal do lai do cao dinh everest Mất 9 ngón tay vẫn leo Everest, người đàn ông Nhật chết thảm
nepal do lai do cao dinh everest "Đỉnh Everest" dưới lớp băng
nepal do lai do cao dinh everest Cặp đôi khiến thế giới ngưỡng mộ bởi cùng leo lên đỉnh Everest làm đám cưới
/ vnexpress.net