Đó là câu chuyện diễn ra tại cơ sở khám chữa bệnh Bồ Bản (thuộc Trung tâm y tế H.Triệu Phong, Quảng Trị), khiến các cán bộ y tế và bệnh nhân ở đây dở khóc dở cười...
Cơ sở khám chữa bệnh Bồ Bản trước đây có chức năng khám chữa bệnh cho hơn 50.000 dân - Ảnh: Thanh Lộc
Cơ sở khám chữa bệnh (KCB) Bồ Bản trước đây là Bệnh viện (BV) đa khoa H.Triệu Phong cơ sở 2, có chức năng KCB cho hơn 50.000 người dân tại 13 xã phía đông H.Triệu Phong. Tuy nhiên, sau này người dân không còn đến đây KCB mà lại đi thẳng lên BV đa khoa Triệu Phong hoặc BV đa khoa tỉnh Quảng Trị với khoảng cách xa hơn.
Nguyên nhân là từ cuối năm 2016, người dân đến điều trị tại đây không còn được thanh toán bảo hiểm nội trú. Với những trang thiết bị hiện đại, lại nằm ở vị trí đi lại thuận tiện, nhưng người dân muốn đến điều trị lại khó khăn. “Việc KCB ở đây khá tốt. Nhưng vì không thanh toán bảo hiểm nội trú nên tôi cứ phải sáng đi chiều về, trong khi nhà lại ở xa mà không phải lúc nào cũng đủ sức khỏe để di chuyển”, ông Trương Xưng, ngụ xã Triệu Trạch, trình bày.
|
Những lo lắng của ông Xưng đặc biệt đúng với bệnh nhân là người già, đang điều trị các bệnh mãn tính... “Nằm lại đây thì họ không cho mà về nhà thì đau. Vì thế tôi phải lựa chọn hoặc là phải… nằm liều hoặc chờ con cái đến tối mịt mới chở về chứ biết làm sao”, bà Lê Thị Manh (74 tuổi, trú xã Triệu Trạch) ngao ngán nói.
Đáng nói, cơ sở KCB này đang được mở rộng xây dựng thêm một khu điều trị 2 tầng với vốn đầu tư lên đến 26 tỉ đồng. Việc đầu tư này quả là lãng phí nếu như không phục vụ tốt nhu cầu KCB bằng bảo hiểm y tế. Theo Trung tâm y tế H.Triệu Phong, trong 2 năm qua do vướng mắc thanh toán bảo hiểm nội trú, đơn vị phải tạm chi 2,9 tỉ đồng phục vụ quy trình điều trị bệnh nội trú: thuốc, thủ thuật, vật tư y tế... tại cơ sở KCB Bồ Bản.
Ông Võ Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm y tế H.Triệu Phong, cho biết: “50.000 dân mà cơ sở KCB Bồ Bản chăm lo sức khỏe tuyến đầu chủ yếu là người nghèo, gia đình chính sách… Họ rất mong muốn chữa bệnh gần nhà, được hưởng dịch vụ y tế đưa về cơ sở. Nhưng trong mấy năm qua chúng tôi không được thanh toán bảo hiểm nội trú nên đành phải từ chối người bệnh. Trong khi đó, người bệnh phải đi điều trị ở các cơ sở khác xa hơn, tốn kém và vất vả hơn”.
Cũng theo ông Tâm, điều trái khoáy là mặc dù từ cuối 2016 bảo hiểm xã hội từ chối thanh toán bảo hiểm nội trú tại cơ sở KCB Bồ Bản, nhưng UBND tỉnh Quảng Trị vẫn ra quyết định cho điều trị nội trú tại đây. Trên cơ sở đó, Sở Y tế chỉ đạo trung tâm y tế huyện tiếp tục cho điều trị nội trú. “Nếu làm theo chỉ đạo trên thì không biết ai sẽ thanh toán chi phí này” (?), ông Tâm thắc mắc.
Y sĩ khám thay cho... bác sĩTại nhiều tuyến KCB cơ sở ở Quảng Trị có nhiều chuyện bất cập. Như tại H.Triệu Phong, trạm y tế không có bác sĩ nên chỉ y sĩ KCB. Thậm chí tại TP.Đông Hà, theo ông Đặng Văn Linh, Giám đốc Trung tâm y tế TP.Đông Hà, địa bàn có 9 trạm y tế phường, xã, trong đó cơ sở vật chất có 6/9 đảm bảo, còn về trang thiết bị thì cả 9/9 còn thiếu thốn và về con người rất khó đảm bảo nếu năm 2019 triển khai phân cấp khám các bệnh không lây nhiễm về cho phường xã. Chính vì thế, dù có chức năng khám, quản lý người bệnh cho nhân dân trên địa bàn theo danh mục của Bộ Y tế, giảm tải cho các BV tuyến trên, nhưng thực tế người dân không mặn mà với các trạm y tế xã, phường. Chủ yếu hoạt động của các trạm xá chính là… tiêm chủng mở rộng và thực hiện các chương trình, dự án y tế về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. |
Bé 7 tháng tuổi tử vong sau nhiều ngày nằm viện mà không ra bệnh
Sau khi điều trị tại bệnh viện huyện 9 ngày chẩn đoán sốt virus, gia đình chuyển bé trai 7 tháng tuổi lên tuyến trên ... |
Nằm viện vì bệnh nặng hơn 1 tháng, mẹ chồng chẳng một lần thăm hỏi chỉ vì lý do này
Tôi tựa vào cửa, mắt mờ, tai như ù đi. Tôi định mở cửa vào nhà mà chẳng đủ can đảm. Giờ tôi biết phải ... |