Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập sự hiện diện và răn đe hạt nhân tại Bắc Cực thông qua hoạt động nghiên cứu dân sự.
Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động trên biển hồi năm 2017. Ảnh: SCMP. |
"Các hoạt động nghiên cứu dân sự có thể giúp tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Bắc Băng Dương, trong đó gồm triển khai các tàu ngầm nhằm răn đe, ngăn chặn những cuộc tấn công hạt nhân", Lầu năm Góc cho biết trong báo cáo công bố ngày 2/5.
Theo báo cáo, Đan Mạch đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc chú ý đến đảo Greenland và đề xuất thành lập một trạm nghiên cứu, trạm vệ tinh mặt đất, nâng cấp sân bay và mở rộng hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực này. Bắc Kinh hồi đầu năm cũng công bố kế hoạch chế tạo tàu phá băng hạt nhân với lượng giãn nước 30.000 tấn, nhằm tăng cường khả năng thăm dò và hiện diện ở Bắc Cực.
Quân đội Trung Quốc gần đây chú trọng vào hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm. Hải quân nước này đang vận hành 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 50 tàu ngầm tấn công điện-diesel. "Bắc Kinh có thể sở hữu 65-70 tàu ngầm vào năm 2020", báo cáo của quân đội Mỹ đánh giá.
Lầu Năm Góc nhấn mạnh Bắc Kinh đã vạch kế hoạch phát triển các tuyến hàng hải mới hình thành do băng tan, nhằm thiết lập "con đường tơ lụa địa cực" như một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Báo cáo được công bố trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc tại Bắc Cực ngày càng gia tăng. Hải quân Nga gần đây thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động tại vùng địa cực, sử dụng nhiều tàu phá băng để hộ tống tàu thương mại đi qua khu vực.
Nguyễn Hoàng (Theo Reuters)
Tuyên bố lạ của Mỹ về Bắc Cực
Phó tư lệnh Hải quân Mỹ Bill Moran vừa đưa ra tuyên bố khá lạ về chiến lược của Mỹ tại Bắc Cực để cạnh ... |
Căn cứ quân sự của Nga đặt trên hòn đảo khổng lồ ở Bắc Cực
Căn cứ trên đảo Kotelny, nơi có diện tích gấp 32 lần Singapore, được trang bị tên lửa phòng thủ bờ biển tầm bắn 300 ... |