Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã quyết định không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh” đối với Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cho hay: Ngày 11/6/ 2019, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở Phiên điều trần kín xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam tại Phòng điều trần của Hội đồng Cạnh tranh số 23 Ngô Quyền, Hà Nội.
Tiếp theo, sáng ngày 17/6, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã công bố tới các bên Quyết định số 26/QĐ-HĐXL về việc xử lý vụ việc cạnh tranh này tại Phòng điều trần của Hội đồng Cạnh tranh số 23 Ngô Quyền, Hà Nội.
Sau đó, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã quyết định không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh” đối với Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Lý do là “việc mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa hai Công ty này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp, quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh và Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày kể từ ngày ký. Nếu trong thời hạn đó, Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khiếu nại, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phí xử lý vụ việc vào ngân sách nhà nước.
Trước đó, ngày 26/3/2018, Grab đã công bố thông tin về việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, Grab sẽ tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe (ridesharing) và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á vào hệ thống vận tải đa phương tiện và nền tảng công nghệ của Grab (multi-modal transportation and fintech platform). Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab.
Ngày 27/3/2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã gửi Công văn số 190/CT-TKT đề nghị Công ty TNHH GrabTaxi (GrabTaxi) cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua lại nêu trên.
Sau đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay đã ban hành quyết định điều tra sơ bộ hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế giữa Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam liên quan đến vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tổ chức làm việc với các bên bị điều tra, tiến hành thu thập thông tin về thị trường liên quan từ các Hiệp hội, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Quá trình điều tra sơ bộ đã xác minh các nội dung về bên bị điều tra, thị trường liên quan, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan và dấu hiệu của hành vi vi phạm. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%.
Bị phạt triệu USD ở các nước, Grab được 'tuyên vô tội' tại Việt Nam
Hội đồng Xử lý vụ cạnh tranh liên quan đến việc Grab mua lại Uber tại Việt Nam vừa đưa ra quyết định cuối cùng. ... |
Khách nữ bị tài xế Grab nhắn tin tán tỉnh sau khi đặt xe
Thoải mái đặt camera trên xe, vô tư dùng số điện thoại để nhắn tin "làm quen" với khách là những kẽ hở khiến Grab ... |
Chê 'tài xế Grab bộ dạng bẩn bẩn lui tới Starbucks', CEO người Nhật bị 'ném đá'
Cộng đồng mạng phản ứng cực “gắt” hôm qua khi tài khoản K.H, được cho là của một người Nhật qua Việt Nam mở công ... |
Quán trà sữa TocoToco 'cấm tài xế lên tầng' bị tố phân biệt đối xử
Một số người bức xúc khi quán trà sữa tại Hà Nội treo biển "cấm Grab không lên tầng trên", coi là phân biệt đối ... |