Miền Bắc sẽ có đợt không khí lạnh đầu tiên vào cuối tháng 9

Dự báo cuối tháng 9 này, miền Bắc đón đợt không khí lạnh đầu tiên. Dù cường độ không mạnh nhưng mọi người vẫn cảm nhận được sự chuyển lạnh về đêm và sáng.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do tác động của không khí lạnh nên nền nhiệt miền Bắc có sự giảm nhẹ. Trời sẽ chuyển lạnh về đêm và sáng.

120220920105951
Miền Bắc dự báo đón đợt không khí lạnh đầu tiên vào cuối tháng 9 này

Cơ quan khí tượng cũng khuyến cáo, các đợt không khí lạnh đầu mùa chưa gây rét nhưng có khả năng gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, những đợt không khí lạnh đầu mùa thường gây mưa giông, kèm theo lốc xoáy, gió giật mạnh cho các tỉnh miền Bắc.

Dự báo tháng 10 năm nay, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiệt độ có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ, nhưng từ tháng 11/2022-12/2023 nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ. Tháng 1-3/2023 nhiệt độ trung bình ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Trong đó thời gian chính Đông tập trung từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Cùng với thông tin dự báo về không khí lạnh, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng vừa đã đưa ra dự báo xu thế khí hậu thủy văn từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023.

Về hiện tượng ENSO, trạng thái La Nina tiếp tục duy trì trong thời kỳ từ nay đến tháng 12/2022 với xác suất 80 - 90%.

Đáng chú ý, từ nay đến tháng 3/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 5 - 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 2 - 4 cơn. Đề phòng xảy ra bão và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022.

Nhiều cảnh báo, có khả năng tháng 1/2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực nam Biển Đông.

Về tình hình thuỷ văn, từ tháng 10/12.2022, mực nước trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ xuống dần. Dòng chảy trên các sông suối và hồ chứa phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm; riêng lưu vực sông Gâm và sông Chảy cao hơn trung bình nhiều năm.

Lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đà ở mức thiếu hụt so trung bình nhiều năm từ 5-40%, thiếu hụt nhiều tại khu vực hồ Hòa Bình; trên sông Gâm, dòng chảy đến hồ Tuyên Quang lớn hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 5-20%...

Thanh Tâm / Báo Công Thương