Máy bay Mỹ áp sát Trung Quốc trùng thời điểm với cuộc tập trận của Đài Loan

Lực lượng phòng vệ Đài Loan bắt đầu đợt diễn tập bắn đạn thật Hán Quang với kịch bản đối phó cuộc tấn công đổ bộ của Trung Quốc đại lục.

Lực lượng phòng vệ Đài Loan bắt đầu đợt diễn tập bắn đạn thật Hán Quang với kịch bản đối phó cuộc tấn công đổ bộ của Trung Quốc đại lục.

Đô đốc Hoàng Thự Quang, người đứng đầu bộ phận tham mưu của lực lượng phòng vệ Đài Loan, khai mạc diễn tập Hán Quang hôm qua, hoạt động sẽ diễn ra tới ngày 17/7.

may bay my ap sat trung quoc trung thoi diem voi cuoc tap tran cua dai loan

Hán Quang là một trong các hoạt động diễn tập quan trọng nhất của lực lượng phòng vệ Đài Loan, gồm nội dung mô phỏng tác chiến trên máy tính và bắn đạn thật tại nhiều khu vực trên hòn đảo.

Một nguồn tin quân sự cho biết nội dung của ngày diễn tập đầu tiên mô phỏng kịch bản ứng phó các cuộc tấn công bằng tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nhằm vào trung tâm chỉ huy, sân bay và căn cứ trên đảo Đài Loan.

"Chúng tôi đang thử nghiệm khả năng phòng thủ của các đơn vị trong kịch bản như vậy và kiểm tra khả năng sẵn sàng tác chiến của lực lượng dự bị", nguồn tin cho biết.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết, đe dọa hòn đảo phải "trả giá đắt" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc, khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.

Căn cứ không quân ngầm khổng lồ Giai Sơn tại Hoa Liên, vị trí chiến lược phía đông của hòn đảo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc diễn tập Hán Quang, nguồn tin cho biết. Đây là nơi tập kết các tiêm kích Mirage 2000, F-16 và máy bay săn ngầm P-3C, giúp chúng được bảo vệ trước đòn tập kích tên lửa của đối phương.

Các tàu nổi và hai tàu ngầm của Đài Loan được điều tới vùng biển phía tây nam hòn đảo để chuẩn bị cho đòn phản công. Các trực thăng trinh sát và tấn công của lực lượng phòng vệ Đài Loan cũng được triển khai, nguồn tin cho biết.

Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết lực lượng phòng thủ bờ biển sẽ được kiểm tra năng lực trong đợt diễn tập năm nay. "Diễn tập Hán Quang năm nay chủ yếu tập trung vào kiểm tra các chiến lược phòng thủ của Đài Loan, bao gồm duy trì khả năng chiến đấu, giành chiến thắng quyết định ở các khu vực ven biển và đánh bại kẻ thù ở bờ biển", theo thông cáo của cơ quan phòng vệ Đài Loan.

Một số tiểu đoàn hợp thành mới của Đài Loan tham gia diễn tập năm nay. Đài Loan thành lập 22 tiểu đoàn hợp thành kiểu mới hồi tháng 9/2019, gồm các binh sĩ tới từ đơn vị bộ binh thường, bộ binh cơ giới, thông tin, lính bắn tỉa, chuyên gia vận hành tên lửa và máy bay không người lái. Các tiểu đoàn này được xây dựng với khả năng hoạt động độc lập trên chiến trường.

Trong đợt diễn tập, lực lượng phòng vệ trên biển Đài Loan sẽ tiến hành vụ thử ngư lôi đầu tiên kể từ năm 2007. Một tàu ngầm Đài Loan ngày mai sẽ phóng ngư lôi hạng nặng SUT nhằm vào mục tiêu mô phỏng chiến hạm đối phương, cơ quan phòng vệ của hòn đảo cho biết.

Đài Loan sẽ tổ chức diễn tập không kích kéo dài 30 phút hôm nay, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng ứng phó với đòn tấn công bằng tên lửa của PLA. Đợt diễn tập mô phỏng trên máy tính sẽ diễn ra ngày 14-18/9.

may bay my ap sat trung quoc trung thoi diem voi cuoc tap tran cua dai loan

Đợt diễn tập Hán Quang được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng quanh hai bờ eo biển Đài Loan gia tăng. PLA nhiều lần điều máy bay áp sát hòn đảo, lần gần nhất vào ngày 4/7. Không quân Mỹ điều trinh sát cơ E-8C Joint STARS bay qua khu vực phía nam đảo Đài Loan và áp sát tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc khi cuộc diễn tập Hán Quang diễn ra.

Theo báo South China Morning Post, chiếc máy bay trinh sát E-8C của Mỹ đã di chuyển tới gần tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc ngày 13-7 trong một hoạt động hiếm hoi được tin là để giám sát bất kỳ hoạt động quân sự nào dọc bờ biển.

Sáng kiến ​​điều tra tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), một nhóm nghiên cứu ở Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đăng lên Twitter một hình ảnh cho thấy chiếc E-8C nằm cách bờ biển Quảng Đông khoảng 110km.

Trước khi xuất hiện gần bờ biển tỉnh Quảng Đông, chiếc E-8C trên có mặt tại căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản và được phát hiện bay qua thủ đô Tokyo vào đầu ngày 13/7.

Các máy bay trinh sát của Mỹ thường xuyên được phát hiện gần bán đảo Triều Tiên khi căng thẳng khu vực gia tăng. Tuy nhiên, việc máy bay trinh sát E-8C xuất hiện gần bờ biển Trung Quốc là đáng chú ý trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục xấu đi.

Tuần trước, 2 máy bay trinh sát EP-3E và 1 máy bay trinh sát RC-135 của quân đội Mỹ đã di chuyển tới gần bờ biển Trung Quốc trong 3 ngày liên tiếp.

Phóng viên (t/h)

Theo Nghề nghiệp & Cuộc sống

may bay my ap sat trung quoc trung thoi diem voi cuoc tap tran cua dai loan Trinh sát cơ Mỹ áp sát Trung Quốc
may bay my ap sat trung quoc trung thoi diem voi cuoc tap tran cua dai loan Đài Loan diễn tập chống đổ bộ
may bay my ap sat trung quoc trung thoi diem voi cuoc tap tran cua dai loan 4 trinh sát cơ Mỹ quần thảo gần Đài Loan