Tình trạng đào đường để ngầm hóa rồi lấp lại một cách đầy luộm thuộm và tùy tiện về qui cách lại đang diễn ra tràn lan tại các nơi mà đặc biệt rõ rệt nhất là tại TPHCM.
Tái lập mặt đường nham nhở. Ảnh: Báo Giao thông. |
Nói rằng các đơn vị thi công ngầm hóa cáp điện, cáp viễn thông, đường ống cấp thoát nước.v.v… có “tái lập” lại mặt đường chỉ là một cách hình ảnh hóa lịch sự. Chứ trên thực tế, mặt đường nhiều nơi được vá víu chằng đụp, có những đoạn mặt đường bị xẻ dọc ngang, nhiều trường hợp sau khi được vá xong trông như xương cá.
Hẳn nhiên về mặt mĩ quan đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng còn hơn thế, có những đoạn mặt đường vá víu sau khi đào xới không được bằng phẳng, xảy ra hiện tượng lồi lún, thậm chí bị sụp trên một diện tích nhỏ nhưng cũng chẳng thấy đơn vị nào khắc phục, bồi lấp lại.
Mặt đường là của ai? Tất nhiên là của chung, của dân, được thi công từ tiền ngân sách nhà nước do dân đóng thuế. Người dân hiện còn phải đóng thuế để tu sửa đường bộ thông qua xăng dầu – đang được đề xuất tăng lên tới mức “khủng” là 8.000 đồng/lít xăng. Nếu những đoạn đường bị đào xới liên tục và tái lập một cách bê bối, luộm thuộm, ngân sách lại phải chi ra để tu sửa hết lần này tới lần khác, thì không chỉ gây lãng phí ngân sách mà còn gây thiệt hại đến tiền thuế của dân.
Nhiều năm trước đây, tại TPHCM, việc xin phép đào đường để lắp đặt đường ống cấp nước, đường cáp… rất khó khăn, tạo ra sự nhiêu khê về cơ chế xin - cho tại Sở GTVT. Tuy nhiên, sau khi cải tiến thủ tục, nới thoáng hơn, thì lại xảy ra tình trạng đào lên lấp xuống cẩu thả thiếu trách nhiệm, mặt đường tái lập cho có vừa xấu vừa dễ dẫn đến bất trắc, tai nạn cho người đi đường.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao tiền ngân sách phải chi cho việc đào xới và tái lập mặt đường cẩu thả của các đơn vị thi công khi mà họ chính là các doanh nghiệp thu lợi từ những dự án, gói thầu thi công đó? Thiệt hại ngân sách, tiền thuế của dân nhưng lợi nhuận của họ vẫn thu về không thiếu một đồng?
Trên thực tế, các chế tài hiện nay đã có nhưng mức phạt mới ở mức “gãi ngứa” (phạt 1-3 triệu đồng đối với cá nhân và 2-6 triệu đồng đối với tổ chức tái lập mặt đường không đúng với nguyên trạng).
Như thế nào là phục hồi nguyên trạng? Mặt đường liền dải, liền mặt bị xẻ, bị đào dù tái lập thế nào cũng đã bị cắt kết nối trên bề mặt rồi, khó có thể tái lập được như ban đầu. Tại sao người dân phải đóng thuế tu sửa đường bộ qua xăng dầu, trong khi các đơn vị thi công tái lập mặt đường cẩu thả lại không phải tốn bất cứ khoản phí nào để tu sửa lại mặt đường? Đây là sự bất công, mà cuối cùng chỉ có ngân sách từ tiền thuế của dân gánh chịu.
Xuất hiện tình trạng đường gom, tránh đang bị “cày nát” ở Đại lộ Thăng Long
Đại lộ Thăng Long là một công trình giao thông trọng điểm của Thủ đô với tổng mức vốn đầu tư 7.527 tỉ đồng. Tuy ... |
Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch điệu hổ ly sơn (Kỳ 4)
Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những ... |
http://laodong.vn/dien-dan/mat-duong-cua-ai-ma-dao-len-roi-lap-xuong-luom-thuom-may-cung-duoc-570716.ldo