Lý do Grab không nộp hết VAT từng cuốc xe?

Việc tăng mức thuế GTGT từ 3% lên 10% là chủ trương hoàn toàn đúng nhưng Grab lấy đó làm cớ để tăng cả phần trích nộp các khoản giảm trừ của tài xế là không đúng.

Sau nhiều ngày “căng thẳng”, chiều 10/12 Grab Việt Nam đã có buổi đối thoại đầu tiên với các tài xế về việc tăng thuế GTGT, dẫn đến làn sóng phản đối của tài xế trong những ngày qua.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân, tổng giám đốc Grab Việt Nam cho rằng quan điểm của Grab là Nghị định 126 "có nhiều điểm không phù hợp" vì cơ quan thuế đã dùng chính sách thuế áp cho mô hình taxi truyền thống để áp lên mô hình hợp tác kinh doanh, chia sẻ doanh thu của Grab, nguyên nhân dẫn đến tăng giá làm ảnh hưởng đến tài xế.

Dẫn ra hai văn bản kiến nghị đã gửi lên Tổng cục Thuế và Văn phòng Chính phủ kiến nghị từ khi quy định này còn ở dạng dự thảo, Grab cho biết đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đại diện Grab nhấn mạnh khi tăng giá cước vào đầu tháng 12, khách hàng, công ty và tài xế đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây là giải pháp để đảm bảo thu nhập của tài xế.

Phía Grab cho biết từ trước đến nay, công ty luôn tuân thủ việc đóng thuế VAT 10% trên phần doanh thu chia sẻ 20% của tổng giá trị mỗi cuốc xe. Theo quy định mới của Nghị định 126, toàn bộ giá trị cuốc xe chịu 10% thuế VAT. Phía Grab cho biết đã áp dụng khấu trừ 10% thuế VAT trên 80% doanh thu chia sẻ của tài xế từ ngày 5/12.

Do đó, tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế tăng từ 20% lên 27,273%. Thực chất, phí sử dụng ứng dụng vẫn là 20% và thuế VAT là thuế gián thu, người dùng cuối phải chịu.

0304 2147797

Trước câu hỏi tại sao Grab không chịu hết 10% thuế VAT của giá trị cuốc xe, bà Bích Hà cho biết nếu áp dụng phương pháp này, tỷ lệ VAT công ty phải chịu lên đến 50% trên phần doanh thu chia sẻ 20% của mỗi cuốc xe. Điều này là sai quy định.

Bà Vân cho biết Nghị định 126 đang áp dụng hình thức đánh thuế của mô hình kinh doanh vận tải truyền thống cho mô hình hợp tác chia sẻ doanh thu của Grab. Trước đây, Grab và tài xế chia sẻ doanh thu rồi mới đóng thuế VAT thay vì đóng VAT ngay trên giá cước rồi chia sẻ doanh thu như hiện tại.

CEO Grab cho biết công ty đã gửi công văn góp ý dự thảo Nghị định 126 đến Tổng cục Thuế vào tháng 5, 6 tháng trước ngày nghị định được ban hành. Trong đề xuất của Grab, công ty đưa ra 2 giải pháp.

Phương án đầu tiên là giữ nguyên phương pháp tính thuế như hiện hành (VAT là 3% trên phần doanh thu chia sẻ của tài xế nếu tổng doanh tru trong năm của tài xế trên 100 triệu). Phương án hai, Grab đồng ý áp dụng VAT đầu ra cho tài xế là 10% nhưng muốn cho phép khấu trừ giá trị đầu vào 7%. Như vậy, thuế VAT áp dụng với phần doanh thu chia sẻ của tài xế sẽ giữ nguyên ở mức 3%.

Tuy nhiên, bà Vân cho biết đến nay vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể dù công ty sau đó đồng thời gửi kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ.

Trong khi đó, Tổng cục Thuế đã giải thích rõ với Grab về Nghị định 126/2020/NĐ-CP không có thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT).

Nghị định 126 quy định nghĩa vụ khai thuế VAT đối với hoạt động hợp tác kinh doanh là do doanh nghiệp thực hiện. Doanh nghiệp phải khai thuế VAT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh.

Đối với Grab là hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp khai thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thì thuế suất thuế VAT là 10% và doanh nghiệp được khấu trừ thuế VAT đầu vào theo quy định.

Theo Tổng cục Thuế, Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ của cá nhân tài xế (tài xế chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân 1,5% nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng), không làm tăng giá cước vận tải (do chính sách thuế VAT 10% đối với vẫn tải không thay đổi mà vẫn áp dụng từ trước đến nay).

Do đó, Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng, cũng như thu nhập của tài xế.

Ngay sau cuộc họp, tối nay, 9/12, Grab Việt Nam phát đi thông cáo cho biết "hết sức thất vọng bởi kết quả làm việc đã không đạt được một kết quả tích cực nào", và cho rằng Tổng cục Thuế đã không nhất quán trong việc xác định chủ thể phải chịu thuế Giá trị gia tăng (VAT).

Trước phát ngôn của Grab, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế), cho rằng: “Grab có quyền tăng khấu trừ đối với tài xế và tăng giá cước nhưng không thể đổ do Nghị định 126”.

Đại diện Tổng cục Thuế khẳng định cơ quan này không can thiệp vào chuyện kinh doanh của Grab (tăng khấu trừ, tăng giá cước dựa trên sự thỏa thuận của Grab với tài xế), tuy nhiên, Grab không được đổ lỗi hành động của hãng do quy định về thuế mới.

PV (th)

Đại diện Tổng cục Thuế: Đại diện Tổng cục Thuế: "Chúng tôi không tranh cãi với Grab nữa"
Grab không thể đổ lỗi cho Nghị định 126 trong việc tăng giá cước Grab không thể đổ lỗi cho Nghị định 126 trong việc tăng giá cước
Đối thoại với tài xế, Grab giữ nguyên tỷ lệ khấu trừ Đối thoại với tài xế, Grab giữ nguyên tỷ lệ khấu trừ
/ Nghề nghiệp và cuộc sống