- Các trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam đang được đầu tư thế nào?
- Lập các điểm dừng nghỉ tạm thời trên các tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ
Hai dự án thành phần cao tốc Bắc- Nam đoạn Mai Sơn- quốc lộ 45 và Phan Thiết-Dầu Giây đã tìm được 4 nhà đầu tư trạm dừng nghỉ.
Liên quan đến việc đầu tư hệ thống trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam các đoạn: Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây, đại diện Ban QLDA Thăng Long cho biết, trên cơ sở phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư mới được Cục Đường cao tốc Việt Nam ban hành, dự kiến ngay trong tuần tới, Ban QLDA Thăng Long sẽ ra thông báo trúng thầu, ấn định thời điểm đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư.
"Mục tiêu đặt ra là công tác ký hợp đồng giữa cơ quan có thẩm quyền với nhà đầu tư sẽ được thực hiện trong tháng 6 hoặc tháng 7/2024.
Sau khi hợp đồng được ký kết, nhà thầu sẽ triển khai các thủ tục cần thiết (khảo sát thiết kế, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật…)", đại diện Ban QLDA thông tin.
Cũng theo đại diện Ban QLDA Thăng Long, vấn đề này phụ thuộc lớn vào tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB).
|
Phối cảnh trạm dừng nghỉ trên các dự án cao tốc Bắc- Nam |
Phần diện tích mở rộng mới được cắm cọc GPMB bàn giao cho địa phương cách đây khoảng 2 tháng để làm thủ tục kiểm đếm, đo đạc, bồi thường GPMB.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT về việc đẩy tiến độ, đưa các trạm dừng nghỉ vào vận hành khai thác, phục vụ người dân sớm nhất có thể, trong nội dung đàm phán, chúng tôi sẽ đề nghị nhà thầu khởi công trên diện tích mặt bằng đã được giải phóng", đại diện Ban QLDA Thăng Long nói.
Trước đó, ngày 21/6/2024, Cục Đường cao tốc Việt Nam đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam các đoạn: Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo kết quả được phê duyệt, liên danh Petrolimex (Liên danh Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế) là nhà đầu tư được lựa chọn xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc dự án đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45.
Giá trị bằng tiền nộp ngân sách Nhà nước là 111 tỷ đồng; Giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án (M1) là hơn 201 tỷ đồng đồng; Giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là gần 10, 5 tỷ đồng.
Dự án được thực hiện với tiến độ tổng thể 17 tháng. Trong đó, thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 11 tháng; Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.
Liên danh Futabuslines - Thành Hiệp Phát (Liên danh Công ty CP xe khách phương Trang FUTABUSLINES – Công ty TNHH Thành Hiệp Phát) được lựa chọn để đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc dự án đoạn Phan Thiết - Dầu Giây với giá trị bằng tiền nộp ngân sách Nhà nước là 260 tỷ đồng.
Giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là hơn 290,7 tỷ đồng; Giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hơn 3,3 tỷ đồng.
Tiến độ tổng thể dự án là 15 tháng. Trong đó, thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 12 tháng; Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.
Đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án, Ban QLDA Thăng Long với vai trò là bên mời thầu được đề nghị căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà đầu tư tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 23/2024/NĐ-CP.
"Trong quá trình thực hiện, lưu ý đàm phán với nhà đầu tư trúng thầu rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện các công trình công cộng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến", Cục Đường cao tốc Việt Nam đề nghị.