Liên Xô từng có ý định gia nhập NATO như thế nào?

Liên Xô coi việc gia nhập NATO là một trong những giải pháp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, những người kế nhiệm Stalin thậm chí đã tán thành ý tưởng vào giữa những năm 1950.

lien xo tung co y dinh gia nhap nato nhu the nao

Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrey Vyshinsky (người thứ hai bên trái Joseph Stalin) từng đề nghị London thảo luận về khả năng Moscow tham gia NATO.

Chiến tranh Lạnh có phải là điều không thể tránh khỏi? Một số học giả tin rằng cuộc chiến “không thuốc súng” này có thể đã không xảy ra trong thế kỷ 20 nếu phương Tây đưa ra lựa chọn linh hoạt hơn.

Vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, Chính phủ Liên Xô coi việc gia nhập NATO là một trong những giải pháp cho vấn đề trên và những người kế nhiệm Stalin thậm chí đã tán thành ý tưởng vào giữa những năm 1950.

Ý tưởng về Moscow gia nhập NATO bắt đầu râm ran ở Liên Xô ngay từ thời điểm liên minh quân sự này ra đời vào năm 1949. Nó cũng được thúc đẩy bởi các cuộc thảo luận trong nghị viện Anh về việc có cần thiết phải mời Moscow tham gia vào tổ chức an ninh mới hay không. Mặc dù Chiến tranh Lạnh khi đó đã bắt đầu, nhưng ký ức về những ngày tháng Liên Xô và phương Tây bắt tay nhau chống lại phát xít Đức vẫn còn nồng ấm.

Trong bối cảnh này, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Wyschinski đã chủ động gửi một thông điệp tới London để nói về khả năng Moscow gia nhập câu lạc bộ an ninh mới. Tuy nhiên, thiện chí của Liên Xô chỉ nhận được sự im lặng.

Ý định gia nhập NATO nổi lên một lần nữa vào năm 1952, trong một cuộc họp giữa đại sứ Pháp tại Moscow Louis Joxe và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Nhà ngoại giao Pháp giải thích rằng, NATO là một tổ chức hòa bình mà sự tồn tại của nó không đi ngược lại với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Stalin khi đó nở nụ cười và hỏi: “Liệu Liên Xô có nên tham gia vào NATO hay không?”.

Theo nhà sử học Natalia Egorova, nhiều người cho rằng đây chỉ là câu nói đùa của Stalin. Tuy nhiên, nhiều học giả về sau phân tích một cách kỹ càng hơn lại đưa ra quan điểm khác. Nhà sử học Nikolai Kochkin tin rằng nhà lãnh đạo Liên Xô thực sự muốn đặt vấn đề về khả năng tham gia, đồng thời liên kết đến những tuyên bố của Liên Xô về ý định “sẽ gia nhập liên minh” này nếu nó được tạo ra cho mục đích chống lại nguy cơ xâm lăng của Đức trong tương lai (Đức là chủ đề tranh cãi gay gắt nhất ở châu Âu vào thời điểm đó).

Không nhận được câu trả lời nhiệt thành, Stalin đã gọi NATO là tổ chức “phá hoại Liên Hợp Quốc” vì “bản chất hung hăng” đến từ “sự gắn kết quân sự quá mức giữa các quốc gia” trong lúc thiếu đi một thỏa thuận an ninh chung ở châu Âu.

Đó là lý do tại sao vào năm 1954, các nhà lãnh đạo kế nhiệm Stalin – gồm bộ ba Nikita Khrushchev, Georgy Maksimilianovich Malenkov và Nikolai Aleksandrovich Bulganin - đổi mới ý tưởng về việc gia nhập liên minh bằng việc đưa ra một số điều kiện.

Trong đó Moscow nhấn mạnh các nguyên tắc về chủ quyền, không cho phép bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Moscow cũng không thích sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu và mong muốn Washington đóng cửa căn cứ trên châu lục này.

Khi trình bày đề nghị chính thức với phương Tây vào ngày 31/3/1954, giới lãnh đạo Liên Xô không muốn tập trung vào số lượng điều kiện quá nhiều mà chỉ nói một cách chung chung, để phòng trường hợp Anh, Pháp, Mỹ nói tuyên bố này chỉ mang mục đích tuyên truyền, khi Moscow đưa ra các điều kiện mà họ “không thể chấp nhận được”.

Ngoài đề xuất gia nhập NATO, Liên Xô còn ngỏ ý ký kết Hiệp ước an ninh tập thể châu Âu. Để bác bỏ những lời chỉ trích tiềm năng từ phương Tây, Moscow tiếp tục xoa dịu lập trường của mình bằng việc mời Mỹ tham gia.

Điều gì khiến giới lãnh đạo Liên Xô muốn thúc đẩy một hiệp ước an ninh châu Âu và xem xét khả năng gia nhập NATO? Theo các học giả sau này, động cơ của Moscow có thể suy ra từ bài phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Georgy Maksimilianovich Malenkov vào ngày 12/3/1954.

Khi đó, ông Malenkov đặt sang một bên những sự đối đầu truyền thống giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản để cảnh báo về dấu chấm hết cho nền văn minh loài người nếu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba diễn ra. Trong đó nguy cơ xung đột hạt nhân là rất lớn.

Tháng 5/1954, phương Tây từ chối đề nghị của Moscow, cho rằng vai trò thành viên của Liên Xô không phù hợp với tính chất dân chủ và phòng thủ của NATO. Theo quan điểm của nhà sử học người Anh Geoffrey Roberts, Liên Xô đã cho thấy lập trường rất nghiêm túc trong việc thiết lập nên cấu trúc an ninh chung châu Âu và hướng tới đàm phán có thể dẫn đến kết thúc Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên học giả này phàn nàn rằng phương Tây khi đó nên đưa ra “một phản ứng linh hoạt hơn” trước đề nghị của Liên Xô.

Sự lớn mạnh của NATO cùng việc vi phạm các thỏa thuận trước đó về không tái vũ trang cho Tây Đức đã trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa. Ngày 14/5/1955, Liên Xô cùng 7 quốc gia Đông Âu là Albania, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Romania, Hungary và Bulgaria đã ký hiệp ước thành lập khối Hiệp ước Warszawa, đóng trụ sở chính ở Thủ đô của Ba Lan, trở thành khối quân sự đối đầu với phương Tây – đưa Chiến tranh Lạnh bước vào những giai đoạn căng thẳng tột cùng sau này.

lien xo tung co y dinh gia nhap nato nhu the nao Nga né bẫy chạy đua vũ trang đến kiệt quệ

Tổng thống Putin đã đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược. Nga hiện nay sẽ không chạy đua vũ trang ồ ạt với ...

lien xo tung co y dinh gia nhap nato nhu the nao NATO cáo buộc Nga can thiệp nhiều cuộc bầu cử ở phương Tây

NATO tuyên bố Nga "nhúng tay" vào nhiều cuộc bầu cử nước ngoài, gồm cả khủng hoảng chính trị ở Tây Ban Nha liên quan ...

lien xo tung co y dinh gia nhap nato nhu the nao NATO thiếu hụt khả năng đối phó tàu ngầm Nga

Tổng thư ký NATO lo ngại tổ chức này không đủ lực lượng và phương tiện chống ngầm giữa lúc hoạt động của tàu ngầm ...

/ http://www.nguoiduatin.vn