Nga né bẫy chạy đua vũ trang đến kiệt quệ

Tổng thống Putin đã đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược. Nga hiện nay sẽ không chạy đua vũ trang ồ ạt với Mỹ như thời Liên Xô trước đây.

Quyết sách

Trong một tuyên bố mới đây tại Tập đoàn máy bay và quốc phòng United Aircraft Corporation (UAC) Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố:

"Chúng tôi đang thực hiện một chương trình vũ khí và một lệnh quốc phòng nhà nước đến năm 2027"

Ông Putin cho biết sau khi quá trình chuyển giao khí tài quân sự trong khuôn khổ lệnh quốc phòng đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào năm 2020, các công ty công nghiệp quốc phòng sẽ phải tiếp tục tập trung trở lại vào sản phẩm dân sự.

Chương trình vũ khí quốc gia nói trên dự kiến hỗ trợ các dự án phát triển vũ khí trên không, dưới mặt đất và trên biển có độ chính xác cao bên cạnh chiến đấu cơ không người lái và các hệ thống trinh sát, liên lạc và chiến tranh điện tử cho các lực lượng vũ trang Nga.

Một trong những dự án gây chứ ý là máy bay trinh sát và chiến đấu không người lái cùng lớp với chiến đấu cơ không người lái General Atomics Avenger, được Công ty General Atomics Aeronautical Systems phát triển cho quân đội Mỹ và đã được sử dụng vào năm 2009.

Phiên bản của Nga được cho là có khả năng đạt vận tốc tối đa 1.000 km/giờ và có thể tham gia vào các tình huống trên không và biển.

nga ne bay chay dua vu trang den kiet que

Nga hiện nay sẽ không chạy đua vũ trang ồ ạt với Mỹ như thời Liên Xô trước đây.

Với kế hoạch nâng cấp quân đội 10 năm, Nga còn được cho là sẽ phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat sử dụng công nghệ siêu thanh để phóng và hủy diệt các mục tiêu bên cạnh hệ thống phòng không S-500 và tên lửa Zirkon siêu thanh.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuriy Borisov trước đây từng khẳng định đến năm 2025-2026, Nga có thể tạo ra các loại vũ khí hoàn toàn mới mang lại nhiều sự thay đổi đáng kể trong chiến thuật quốc phòng.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UAC – ông Sergey Korotkov, tuyên bố nỗ lực phát triển một hệ thống đánh chặn tầm xa mới có thể được bắt đầu ngay trong năm nay.

Giới phân tích nhận định, sau những đòn trừng phạt kinh tế dồn dập, kinh tế Nga tuy đứng vững nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi Washington hiểu rằng, nếu Nga tiếp tục \'\'một mình chống lại mafia\'\' sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ do chạy đua vũ trang.

Nhận thức sức mạnh nội tại của nước Nga cũng như ý đồ của phương Tây, Tổng thống Putin đã đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược. Nga hiện nay sẽ không chạy đua vũ trang ồ ạt với Mỹ như thời Liên Xô trước đây.

Né bẫy phương Tây

Việc tập trung vào phát triển những loại vũ khí chiến lược với độ chính xác và tính răn đe cao, Nga hoàn toàn có thể thoát được cái bẫy do Mỹ và phương Tây đang tạo ra.

Trong bối cảnh hiện tại, thay vì tăng chi cho ngân sách quốc phòng để đối phó với mối đe dọa từ Mỹ và phương Tây, Nga ngày càng thắt chặt khoản chi này. Đó là dẫn chứng rõ ràng nhất về sách lược của Moscow.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi cuối tháng 12/2017 khẳng định, Moscow sẽ không lao đầu vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và càng ngày cắt giảm ngân sách quốc phòng của mình.

\'\'Moscow sẽ không tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang vô nghĩa. Chúng tôi sẽ theo đuổi những quyết định thông minh để tăng cường khả năng quốc phòng của mình. Chạy đua vũ trang sẽ làm nền kinh tế kiệt quệ và chúng tôi không muốn điều đó trong bất kì hoàn cảnh nào\'\', ông Putin nhấn mạnh.

Theo ông Putin, Nga dựa theo chính sách ngoại giao hòa bình và điều này chính là lí do nước này không cần căn cứ quân sự trên khắp thế giới. Nga chuẩn bị thu nhỏ ngân sách quốc phòng và nó có thể chiếm 2,8% GDP tổng chi tiêu của chính phủ.

Ngân sách quốc phòng của nước này được cắt giảm đi 25,5%, từ 65,4 tỷ USD xuống còn 48,4 tỷ USD trong năm 2017. Đây là mức cắt giảm lớn nhất từ đầu những năm 1990.

Sự cắt giảm ngân sách quốc phòng đến mức kỉ lục đã đưa Nga rời khỏi vị trí nước có chi tiêu quân sự lớn thứ 4 thế giới mà rơi xuống vị trí thứ 8, sau Ấn Độ và Pháp.

Sau khi cắt giảm, tổng ngân sách quốc phòng Nga thậm chí còn ít hơn số tiền mà Thượng viện Mỹ vừa đồng ý bổ sung cho quân đội nước này. Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng 700 tỷ USD cho năm tài khóa tiếp theo, cao hơn 91 tỷ USD so với năm 2017.

Mặc dù khẳng định không chạy đua vũ trang nhưng Tổng thống Putin vẫn tuyên bố Nga sẽ là một trong những nước dẫn đầu trong việc xây dựng quân đội thế hệ mới bằng việc áp dụng các công nghệ hiện đại mới.

Đây chính là chìa khóa mà Nga đang nắm giữ. Nga không quá tập trung phát triển theo chiều ngang mà theo chiều sâu. Do đó, với mức chi tiêu cho quốc phòng ở mức khiêm tốn như hiện nay Nga vẫn có thể đảm bảo cân bằng cán quân lực lượng quân sự với các nước trong khối NATO.

Giám đốc Trung tâm An ninh quốc tế thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế và an ninh quốc tế Nga, Alexey Arbatov tin rằng, Nga chắc chắn sẽ rời khỏi Top các quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu, nhưng điều này không làm ảnh hưởng tới tiềm lực quân sự của Nga.

nga ne bay chay dua vu trang den kiet que Taliban \'giấu bom vào người trẻ sơ sinh\' để khủng bố

Các tay súng của phong trào Taliban đã giấu bom trong người một em bé 4 tháng tuổi để tấn công một thành phố ở ...

nga ne bay chay dua vu trang den kiet que Campuchia sắp diễn tập quân sự chung với Trung Quốc

Cuộc diễn tập chung giữa quân đội hai nước sẽ được tổ chức vào tháng 3 nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ Campuchia - ...

nga ne bay chay dua vu trang den kiet que JASSM: Giấc mơ vũ trang Nhật Bản

Ngày 8.12 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên nước này sẽ sớm mua thêm tên lửa tầm trung và xa ...

/ http://baodatviet.vn