Từ 1.6.2018, Tỉnh uỷ Lâm Đồng chỉ còn Văn phòng Tỉnh uỷ phục vụ chung cho cấp uỷ và tất cả các ban xây dựng Đảng trực thuộc Tỉnh uỷ, thay vì mỗi ban có một văn phòng như trước đây. Cụ thể là các ban: Tổ chức, Dân vận, Tuyên giáo, Nội chính, Uỷ ban Kiểm tra.
Thực hiện đề án sáp nhập, sẽ giảm được 3 phòng, 3 trưởng phòng, 10 phó phòng của Văn phòng Tỉnh uỷ, giảm công việc kế toán, văn thư - lưu trữ, thủ quỹ các ban Đảng.
Đây là sáng kiến tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, và Tỉnh uỷ gương mẫu thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII cho các đơn vị khác noi theo.
Chắc chắn sáp nhập theo đề án này, chỉ có lợi ích cho cái chung. Đối với những người bị mất chức, cũng nên vì cái chung mà đồng thuận. Không có cải cách nào không động chạm đến quyền lợi của những cá nhân trong hệ thống cũ, nhưng không cải cách thì không thể tiến bộ.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã vận động những người bị thiệt thòi khi sáp nhập, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Tạo được niềm tin, sự ủng hộ của tập thể, của các cá nhân để thực hiện đề án là sự thành công của Tỉnh uỷ Lâm Đồng.
Lâm Đồng và còn địa phương nào nữa? Chúng ta thử hình dung, Tỉnh uỷ, Thành uỷ của cả nước này đều làm theo mô hình sáp nhập Văn phòng phục vụ chung như Tỉnh uỷ Lâm Đồng thì sẽ tinh gọn bộ máy của các cơ quan Đảng, tiết kiệm ngân sách cho quốc gia. Một mô hình cải cách thiết thực, hiệu quả, không thể không nhân rộng.
Và còn nữa, có nhiều tổ chức, đoàn thể, đơn vị có thể vận dụng mô hình này, sáp nhập để tinh gọn bộ máy. Sáp nhập là cần thiết, mô hình đã quá rõ, vận dụng không khó, cản ngại lớn nhất chính là con người. Sáp nhập sẽ đụng chạm đến lợi ích cá nhân, mất lòng người này, được lòng người khác, đôi lúc còn chia phe cánh, đấu đá, mất đoàn kết.
Nhưng tất cả những cản ngại đó sẽ trở thành vô nghĩa nếu như lãnh đạo địa phương quyết tâm thực hiện, minh bạch, trong sáng, đồng lòng vì mục đích chung.
Chúng ta đã nói, đã bàn quá nhiều về cải cách, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động, nhưng không có nhiều những hành động thiết thực. Cho nên, những sáng kiến của các địa phương, các đơn vị cần phải trân trọng, cần phải biểu dương và quan trọng hơn là học tập để áp dụng.
Lâm Đồng làm được thì không lý gì các địa phương khác không làm được.
Lâm Đồng: Cán bộ thuế nhận tiền bồi dưỡng của dân bị buộc thôi việc
Nhận 29 triệu đồng tiền bồi dưỡng của người dân bà Ngô Thị Minh Thanh - cán bộ thuế ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) ... |
Lâm Đồng: Tường nhà sập khi đang tháo dỡ, 3 công nhân bị vùi lấp
Nhóm công nhân khoảng 10 người đang thi công tháo dỡ căn nhà cũ, bất ngờ bức tường nhà đổ sập, khiến 3 công nhân ... |