Kiệt tác Trung Đông của Nga!

Người Nga đã trở lại Trung Đông trong một vị thế mà ngay cả thời Liên Xô cũng không thể có được…

Đúng ra, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thì với vị thế là Bá chủ thế giới, Hoa Kỳ có thể thống trị thế giới trong một môi trường hòa bình, Hoa Kỳ có thừa khả năng để dẹp bất kỳ sự xung đột nào với tư cách là một “cảnh sát thế giới”, nhưng không, Mỹ có chính sách khác…

Nếu như chính sách đối ngoại của Mỹ là gây ra sự “hỗn loạn nhưng có điều khiển” tức là gây ra những mâu thuẫn, xung đột…trong khu vực nhưng nằm dưới sự điều khiển, trong tầm kiểm soát của Mỹ, thì Nga lại khác, Nga lại tìm cách giải quyết sự hỗn loạn (những mâu thuẫn và xung đột) đó bằng hòa giải, hòa bình…

Do vậy, nếu nói chính sách đối ngoại của Nga đối đầu với Mỹ là không chính xác mà tư tưởng, mục tiêu là đối phó, xử lý hậu quả của Mỹ thì đúng hơn. Suy cho cùng, không có hỗn loạn, xung đột thì không có hòa giải và biện pháp hòa bình.

Khi thế giới đơn cực, khi Mỹ là cường quốc số 1 thì chính sách của Nga không có hiệu lực mặc dù có tính nhân văn bao nhiêu, nó đúng như Putin đã từng cay đắng “không ai nghe Nga nói”.

Vì thế, chính sách của Nga phát huy tác dụng khi chỉ khi Mỹ suy giảm quyền lực, mất quyền điều khiển, kiểm soát và Nga trở thành một thế lực thách thức với Mỹ, lúc đó, “hãy nghe Nga nói ngay!”…

kiet tac trung dong cua nga
Ông Putin vui vẻ trong cuộc họp OPEC +

Syria - cờ đã vào thế không thể đảo ngược!

Không chỉ tại sân chơi lớn Trung Đông mà ngay tại Syria, Nga vẫn là người chơi đặc biệt, duy nhất có thể chơi được với tất cả các bên, do vậy, nước đi đầu tiên là Nga đã thực hiện đối sách “hòa bình cưỡng bức” đối với các phe phái được tài trợ bởi nước ngoài để tạo ra các khu “giảm leo thang”.

Từ các khu “giảm leo thang” Nga “cưỡng bức” tiếp từ Homs đến Ghouta đến Daraa…để gom lại vào khu cuối cùng là Idlib bằng các “thỏa thuận của Lavrov” sau khi phiến quân đã “ngán làm việc với Shoigu”.

Kết quả bản đồ tình hình Syria đã chốt lại 3 khu vực của 3 lực lượng của 3 người chơi chính: Nga (SAA, Iran) với 78% lãnh thổ; Mỹ (SDF) 28% lãnh thổ gồm phía Đông Bắc Syria và Đông Euphrates; và Thổ Nhĩ Kỳ (SNA) tại Idlib, Afrin.

Để thực hiện cam kết với chính quyền Assad là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Syria, mục tiêu chủ yếu của Nga là phải hất cẳng quân Mỹ ra khỏi Syria nói chung và Đông Bắc Syria nói riêng.

Bằng một loạt kế sách tinh tế, khôn khéo và kiên nhẫn, dài hơi, Nga đã khai thác triệt để mâu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ; Thổ Nhĩ Kỳ - SDF (người Kurd Syria) và cuối cùng, rất thú vị là chính quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh NATO của Mỹ đã hất cẳng Mỹ ra khỏi Đông Bắc Syria.

Có thể nói, “áp lực nước” Thổ Nhĩ Kỳ để quét trôi người Kurd là rất mạnh nhưng đã bị “con đập chắn” Mỹ ngăn chặn mà chỉ cần một vết nứt nhỏ của con đê là lập tức con đập sẽ bị vỡ toang…

Khi Erdogan đã không còn đủ kiên nhẫn với người Kurd kiên quyết mở chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” với tuyên bố “Mỹ ở đó hay rút đi đã không còn quan trọng” thì Trump buộc phải lựa chọn, đó chính là vết nứt gãy để làm vỡ con đập…như chúng ta đã chứng kiến…

Một câu hỏi rất thú vị là: Ai là người chơi chính để tạo ra vết nứt gãy? Ngoại trưởng Nga Lavrov đã công khai, cụ thể ra là thế này: lợi ích mà Thổ Nhĩ Kỳ có được trong thỏa thuận với Nga lớn hơn nhiều so với thỏa thuận họ có với Mỹ, cho nên “vết nứt gãy” nhất định sẽ xuất hiện…thế thôi.

Các phe phái, thế lực chống Trump trong nước và EU chỉ trích mạnh mẽ quyết định rút quân của Trump rằng là phản bội đồng minh Kurd, rằng làm lợi cho Nga và Damascus…nhưng nếu họ là Trump thì họ sẽ làm gì để giữ vị trí, bảo vệ được người Kurd mà không phải chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ?

Không, bất kỳ là ai cũng không giải quyết được lý lẽ mà tiền đề mâu thuẫn này. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết tấn công người Kurd thì Mỹ chỉ có thể hoặc chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ người Kurd hoặc không chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ thì phải bỏ rơi người Kurd.

Có ai trong chính quyền Mỹ muốn chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, tức sử dụng không quân Mỹ cất cánh tại căn cứ Incirlik trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công hủy diệt quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại phía Bắc Syria để bảo vệ người Kurd? Điều vô lý này nó sờ sờ ra trước mắt ai cũng biết.

Cuối cùng, tại Syria, cờ đã vào thế, Trump không thể không rút quân; người Kurd không còn con đường nào khác ngoại thỏa thuận với Damascus; Ankara với sự trung gian của Nga sẽ ngồi nói chuyện phải trái với Damascus…rồi những gì xảy ra tiếp theo đã được biết trước…

Mọi ngã đường đều đến… Putin!

Vào ngày 30/9/2015, Nga chính thức triển khai chính sách đối ngoại của mình bằng “tiếng trống trận” tại Syria-Trung Đông trong tình thế một Trung Đông hỗn loạn bởi chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc…

Khi cuộc cờ tại Syria - tâm điểm địa chính trị Trung Đông, đã vào thế không thể đảo ngược thì Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “du ngoạn” đến 2 nơi khác: Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).

Mỹ và phương Tây theo dõi chặt chẽ, không muốn và rất lo lắng chuyến du ngoạn này của Putin, tuy nhiên, với giới quan sát địa chính trị thì chuyến đi là sự hoàn thành nốt một “kiệt tác Trung Đông” của người Nga.

Một thực tế hùng hồn là người Trung Đông chỉ tôn trọng sức mạnh thực sự chứ không phải các cuộc chiến trên Twitter của Trump. Ai đã “làm mưa làm gió” bằng sức mạnh quân sự trên chiến trường Syria và Trung Đông vừa qua? Nga chứ không phải Mỹ. Vì thế, việc các đồng minh thân cận của Mỹ đã buộc phải “tôn trọng” Nga là đương nhiên.

Đầu tiên là Qatar. Các nhóm chiến binh được Qatar bảo trợ đứng về phía quân đội Syria và cùng với đó, họ bắt đầu tiêu diệt các proxy của Mỹ.

Dưới hình thức bảo lãnh, Qatar đã nhận được cổ phần của Rosneft, và sau đó là những hành động thực sự của Nga để dỡ bỏ lệnh phong tỏa từ Ả Rập Saudi và các nước Ả Rập cố gắng thực hiện nó với Qatar.

Tiếp theo là Ả Rập Saudi. Việc Ả Rập Saudi phải chia xẻ lợi nhuận và quyền lực với Nga bằng cách chuyển đổi OPEC thành OPEC+ mà Nga cũng là người chơi chính là thật khó khăn và không dễ dàng với nhà Saudi đâu, nhưng không thể khác.

Chỉ Nga mới có thể dàn xếp hòa giải mâu thuẫn căng thẳng Ả Rập Saudi – Iran mà Ả Rập Saudi đang rất mong muốn và cũng chỉ Nga mới có thể kéo Ả Rập Saudi ra khỏi “vũng lầy” Yemen.

Cuối cùng là Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta không bàn đến Iran vì vốn đã đồng minh với Nga và Damascus mà chỉ quan tâm đến Thổ Nhĩ Kỳ bởi không ai có thể ngờ, Thổ Nhĩ Kỳ chính là một nhân tố mà Nga đặt nhiều hy vọng trong việc hòa bình ổn định Syria…

Có thể nói hiện nay, sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga về quân sự, kinh tế là rất lớn trong khi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện chiến lược Trung Đông của mình. Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ làm NATO lung lay, rệu rã…tất cả đều phù hợp với lợi ích Nga.

Chỉ bằng “một phát súng ở Syria” của Shoigu, Lavrov “đã làm được một điều không tưởng”: Qatar, Ả Rập Saudi, UAE, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Israel là những người chơi lớn nhất, giàu có nhất, quyền lực nhất ở Trung Đông đã gần như “đầu quân” với Nga.

Đây là một kiệt tác Trung Đông vĩ đại nhất của Nga mà thời Liên Xô cũng không thể có được. Nga – Putin đã làm được, bởi Nga đã chứng tỏ cho thế giới Ả Rập thấy Nga đang trở lại Trung Đông với một tư thế quân sự và chính trị rất mạnh.

Liệu điều này có xảy ra không nếu như Mỹ không suy giảm quyền lực? Không khó để trả lời.

Lê Ngọc Thống

kiet tac trung dong cua nga Phương Tây phục vị thế "ông chủ" của Nga

“Nếu muốn tránh một cuộc chiến toàn diện ở miền Bắc Syria thì phải thông qua chủ nhân Điện Kremlin".

kiet tac trung dong cua nga Nga tố Mỹ từ bỏ Hiệp ước INF để ngăn chặn Nga và Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho rằng ý đồ của Mỹ khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) là nhằm ...

kiet tac trung dong cua nga Nga tìm cách hiện thực hóa giấc mơ châu Phi

Địa bàn châu Phi tiếp tục sôi động trở lại với việc cả Nga và Trung Quốc tăng cường hiện diện và hoạt động tại ...

/ baodatviet.vn