Không rõ trách nhiệm, không giải quyết được

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2019 mới đây yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm liên quan đến tiến độ những dự án, công trình trọng điểm. Các đại biểu Quốc hội, chuyên gia cho rằng, cần phải quyết liệt và chỉ rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, người đứng đầu Bộ, ngành... thì lúc đó mới giải quyết được tận cùng sự việc.

Điểm mặt các dự án chậm, đội vốn

Trong số dự án trọng điểm chậm tiến độ thời gian qua được báo chí, dư luận xã hội và các cơ quan chức năng quan tâm, phải kể đến các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Đáng chú ý là dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD (tương đương 8.769,965 tỉ đồng) và được phê duyệt điều chỉnh năm 2016 với tổng mức đầu tư hơn 868 triệu USD (tương đương hơn 18.000 tỉ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Dự án được khởi công năm 2011 và dự kiến hoàn thành năm 2015. Sau 8 lần sai hẹn về đích, lần gần nhất theo cam kết của Bộ GTVT là hoàn thành vào tháng 4.2019 nhưng đến nay dự án vẫn chưa được khai thác.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có kế hoạch ban đầu là hoàn thành năm 201. Sau đó, dự án được điều chỉnh hoàn thành năm 2018 và hiện nay điều chỉnh thành cuối năm 2020. Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công năm 2014, dự kiến hoàn thành trong năm 2019, nhưng với tiến độ hiện tại khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.

Các dự án điện như Long Phú 1, Sông Hậu 1, Thái Bình 2... cũng đang được Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án để bảo đảm tiến độ hoàn thành. Khi các dự án trọng điểm rơi vào tình trạng chậm tiến độ, đội vốn Chính phủ đã đôn đốc, yêu cầu báo cáo kịp thời.

Quy rõ trách nhiệm cho người đứng đầu

Theo PGS TS Nguyễn Hồng Thái - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế vận tải đường sắt Việt Nam, thời gian qua, rất nhiều dự án chậm tiến độ không chỉ riêng ở ngành giao thông. Ông nói, việc chậm tiến độ dự án có nhiều yếu tố như việc thẩm định dự án, giải phóng mặt bằng… liên quan đến nhiều đối tượng như chủ đầu tư, chính quyền địa phương có dự án và người dân bị tác động trực tiếp. Bên cạnh đó là quá trình thực hiện và việc lựa chọn năng lực nhà thầu (quản lý thi công và tài chính).

“Nhiều công trình bị đình trệ do thiếu vốn đầu tư, vì nhiều khi việc phân bổ vốn ngân sách còn chưa hợp lý. Theo đó, cần phải xây dựng các quy chuẩn phù hợp, lựa chọn, đánh giá nhà thầu phù hợp và ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu. Vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ quy rõ trách nhiệm cho người đứng đầu khi để dự án chậm tiến độ là một tín hiệu tốt. Nhưng cần phải có trách nhiệm cụ thể hơn với từng cá nhân, tập thể và địa phương, chứ việc chậm tiến độ nhiều khi không phải do một đơn vị” - PGS TS Nguyễn Hồng Thái cho hay.

Trong khi đó, PGS TS Nguyễn Quang Toản - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ, Đại học GTVT Hà Nội - cho rằng, việc Thủ tướng Chính phủ đã quy rõ trách nhiệm cho người đứng đầu khi các công trình không đúng tiến độ đề ra thì rất nghiêm minh và nếu làm quyết liệt sẽ giải quyết được tình trạng chậm tiến độ như hiện nay.

Ông Toản nói rằng, từng cá nhân, tập thể phải chịu trách nhiệm khi công trình chậm tiến độ. Cũng theo vị PGS TS này, muốn cho công trình đúng tiến độ cần phải siết chặt kỷ luật với hai hình thức xử lý cụ thể đó là phạt về kinh tế và phạt về trách nhiệm quản lý của người đứng đầu. Đồng thời, việc thưởng phạt cần công minh: Làm đúng, làm nhanh đạt tiến độ và chất lượng thì thưởng, chậm tiến độ và chất lượng kém phải xử lý nghiêm.

TS Nguyễn Xuân Thủy cũng cho rằng, các dự án giao thông bị chậm tiến độ, đội vốn đã gây ra những hệ lụy xấu. Nguyên nhân là do bộ máy vận hành của dự án còn nhiều hạn chế. Trong đàm phán hợp đồng, một số dự án còn nhiều sơ hở, chưa ràng buộc được trách nhiệm các bên. Các chỉ tiêu quan trọng nhất như chất lượng công trình, thời gian hoàn thành, vấn đề tài chính… chưa được quy định cụ thể, rõ ràng.

Theo các chuyên gia, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM vừa qua bị phản ánh đội vốn, chậm tiến độ trước tiên phải xem xét trách nhiệm từ chính mình. ĐBQH Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - cho rằng, việc các dự án chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân khách quan như giải phóng mặt bằng, thời tiết... Nhưng bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là bộ máy vận hành phân bổ vốn triển khai thi công dự án gồm phần trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan chức năng thiếu quyết liệt. Cụ thể, Dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông cần phải kiểm điểm trách nhiệm người ký hợp đồng bởi các điều khoản ràng buộc lỏng lẻo, không có chế tài xử lý vi phạm của nhà thầu. Chính vì vậy, họ cứ vin vào lý do đó để dây dưa. “Trách nhiệm người đứng đầu là điểm then chốt” - ông Vân nói.

khong ro trach nhiem khong giai quyet duoc CĐV bắn pháo sáng suýt chết người ở sân Hàng Đẫy: "Không nơi nào vô trách nhiệm như CLB Hà Nội"
khong ro trach nhiem khong giai quyet duoc Luật sư phân tích về trách nhiệm bồi thường sau vụ cháy nhà máy Công ty Rạng Đông
khong ro trach nhiem khong giai quyet duoc Bộ GD&ĐT hủy quyết định xem xét kỷ luật 13 cán bộ liên quan gian lận thi cử 2018
 
/ laodong.vn