Indonesia phản đối "đường 9 đoạn"

Phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên Hợp Quốc vừa đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc tái khẳng định lập trường của nước này về Biển Đông , trong đó bác bỏ “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông là thiếu cơ sở và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

indonesia phan doi duong 9 doan

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thị sát ở vùng biển Natuna. Ảnh: AFP

Theo tờ Rappler, Indonesia tuyên bố quan điểm của mình về vấn đề này trong công hàm gửi tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres vào ngày 26.5. Cụ thể, công hàm của Indonesia đề cập đến công hàm ngày 12.12.2019 của Trung Quốc phản đối bản đệ trình công nhận thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Malaysia; công hàm ngày 23.3.2020 của Trung Quốc phản đối tuyên bố của Philippines và công hàm ngày 17.4.2020 của Trung Quốc bày tỏ quan điểm về bản đệ trình chung của Malaysia và Việt Nam xin công nhận thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý.

Nội dung công hàm ngày 26.5 của Indonesia thực chất phản ánh lại nội dung công hàm cũ đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc ngày 8.7.2010. Theo đó, Indonesia tuyên bố rõ ràng quan điểm về quyền hàng hải của các thực thể nêu trong công hàm 2010 đã được công nhận bởi phán quyết của Toà trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS ngày 12.7.2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, khẳng định rằng “không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”.

Công hàm của Indonesia tái khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc - bao trùm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số nước ASEAN - là bất hợp pháp. “Indonesia nhắc lại rằng bản đồ “đường 9 đoạn” ngụ ý đòi yêu sách quyền lịch sử là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và mang mức độ nghiêm trọng tương đương việc vi phạm UNCLOS 1982” - công hàm của Indonesia nêu rõ.

Công hàm của Phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên Hợp Quốc nói thêm: “Quan điểm này cũng đã được công nhận bởi phán quyết ngày 12.7.2016 của Toà trọng tài rằng bất kỳ quyền lịch sử nào mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể có đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật đều bị bác bỏ bởi giới hạn về vùng biển được xác định theo UNCLOS 1982”. Hai điểm này là hai trong số những vấn đề chính của phán quyết Toà trọng tài năm 2016 bác bỏ yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc đối với các quyền lịch sử ở Biển Đông.

Công hàm của phía Indonesia cũng nhấn mạnh nước này đã nhất quán trong việc thúc đẩy sự tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 và phản đối các yêu sách trái với luật pháp quốc tế.

Trước đó, hồi đầu năm, khi phản đối sự hiện diện của tàu đánh cá và tàu hải cảnh Trung Quốc tại quần đảo Natuna, Indonesia cũng trích dẫn phán quyết năm 2016 tái khẳng định Indonesia không phải là một bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và không có vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia.

Nhận định về những diễn biến nói trên, chuyên gia Greg Poling - Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng Indonesia nhấn mạnh đến phán quyết của Toà trọng tài năm 2016 là một “động thái quan trọng”. Ông Poling cho biết, các chuyên gia quốc tế đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á tập hợp đằng sau phán quyết của Toà trọng tài 2016 như một cách để đoàn kết và đẩy lùi những hành động gây hấn của Trung Quốc trong tuyến đường biển chiến lược ở Biển Đông.

Ngay sau khi phán quyết được tuyên vào năm 2016, ông Paul Reichler - người từng là cố vấn chính của Philippines trong vụ kiện chống lại Trung Quốc - đã nói rằng mặc dù phán quyết chỉ có ràng buộc pháp lý đối với Trung Quốc và Philippines là 2 bên tranh chấp, nhưng nó cũng có “ý nghĩa rất mạnh mẽ đối với các quốc gia ven biển khác ở Biển Đông”.

Trước đó, ngày 30.3.2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres bày tỏ lập trường liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12.12.2019 nhằm phản hồi đệ trình cũng trong ngày 12.12.2019 của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23.3.2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Công hàm nêu rõ: “Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau: Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”. Công hàm cũng nhấn mạnh, Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trước đó, ngày 30.3.2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres bày tỏ lập trường liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12.12.2019 nhằm phản hồi đệ trình cũng trong ngày 12.12.2019 của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23.3.2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Công hàm nêu rõ: “Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau: Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”. Công hàm cũng nhấn mạnh, Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Song Minh

indonesia phan doi duong 9 doan Indonesia phản đối “đường 9 đoạn”

Phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên Hợp Quốc vừa đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc tái khẳng định lập trường của nước ...

/ laodong.vn