Sau buổi họp phụ huynh, cợ chồng anh Dư lặng người khi cô giáo đưa lại bài tập của cậu con trai đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hà Nội.
Bài tập với yêu cầu như một lá thư gửi tới bố mẹ khiến vợ chồng anh chị sững sờ, bởi lâu nay vẫn nghĩ con còn nhỏ chưa hiểu chuyện. "Lá thư" khiến anh chị ngồi lại với nhau để xem lại cách dạy con của mình.
Dù còn nhiều lỗi sai về chính tả, sự ngây ngô trong câu từ nhưng "lá thư" vẫn thể hiện rõ nỗi niềm của con trẻ.
Trong "thư", cậu bé nhắc đến áp lực từ bố mẹ khi lúc nào cũng đòi hỏi con phải được 9, 10 điểm và không hài lòng, thậm chí đánh đòn khi chỉ được 7, 8 điểm.
“Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết… Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền”, những dòng chia sẻ non nớt của học sinh lớp 4 khiến người lớn không thể không suy ngẫm.
Cậu bé cũng nói đến việc bị cấm xem tivi, điện thoại nhưng chính bố mẹ lại không làm được. “Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con”, thư viết.
Kết “thư”, cậu bé cảm ơn bố mẹ sinh mình ra đời nhưng bày tỏ mong muốn có được sự thông cảm và thấu hiểu hơn.
“Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học. Lúc đấy con bực mình lắm. Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con” là chia sẻ dễ thương của cậu bé.
"Lá thư" đáng yêu nhưng gửi gắm nhiều thông điệp từ cậu học sinh ở Hà Nội này có lẽ cũng là sự cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi gây áp lực cho con bằng việc theo đuổi kỳ vọng của chính bản thân mình.
Dưới đây là nguyên văn "bức thư":
“Điều em muốn nói
Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con.
Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền. Nhưng bố mẹ lại không hiểu con chút nào. Học hành tốt thì có công ăn việc làm ổn định nhưng con muốn đi theo niềm đam mê của mình. Nhiều lúc bố mẹ cấm con xem tivi, điện thoại. Nhưng bố mẹ lại không làm được. Bố mẹ muốn thế để con không bị nghiện hoặc là tập trung vào việc học. Nhưng con nghĩ 1 tuần bố mẹ phải cho con chơi.
Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con. Bố mẹ luôn nói con có làm được gì đâu mà áp lực nhưng bố mẹ nghĩ thế là đã quá sai rồi. Bởi vì áp lực lớn nhất của con là thi phải được 10; 9 nhưng khi được điểm kém con lại bị anh đánh. Đấy chính là áp lực lớn nhất của con. Vì nhiều khi bố mẹ cấm con đi chơi, cấm con xem tivi, điện thoại xong bố mẹ lại nói con lười không chịu đi vận động. Đến con đọc truyện bố mẹ cũng nói.
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra đời nhưng con nghĩ bố mẹ phải thông cảm và hiểu con hơn. Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học, lúc đấy con bực mình lắm.
Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con”.
Ý kiến xung quanh vụ buộc thôi việc cô giáo đánh học sinh ở Hải Phòng
Về việc trường Tiểu học Quán Toan quyết định buộc thôi việc đối với cô Nguyễn Thị Thu Trang - người có hành vi bạo ... |
Lớp 42/43 học sinh giỏi: Đường giật lùi của giáo dục?
Vì cách đào tạo chẳng giống ai, nặng lý thuyết thiếu thực hành nên khi tốt nghiệp, ra trường không phù hợp, toàn phải đào ... |
Giáo viên đánh học sinh hơn 100 roi bị đuổi việc, bắt giam
Một giáo viên ở Trung Quốc vừa bị đuổi việc và bắt tạm giam sau khi đánh học sinh bầm tím cơ thể. |
Nữ tiến sĩ phản đối phát giấy khen và tôn vinh học sinh giỏi
TS Vũ Thu Hương cho rằng 42/43 em một lớp đạt loại giỏi cho thấy cách đánh giá của trường có vấn đề. Bà cũng ... |