Học sinh kêu cứu vì thiếu ngủ: Trẻ em là nạn nhân của bệnh thành tích?

Làm cha mẹ, ai cũng xót xa khi thấy con mình đang bị vắt kiệt sức vì áp lực học hành, nhưng đành chấp nhận. Đã đến lúc, chúng ta cần nhìn lại, có nên “hi sinh” tuổi thơ của con vì thành tích và những áp lực của tương lai?

hoc sinh keu cuu vi thieu ngu tre em la nan nhan cua benh thanh tich
Áp lực học hành khiến học sinh mệt mỏi, thiếu ngủ. Ảnh: Hoài Nam

Kết quả khảo sát mới đây của học sinh Trường THPT Gia Định (TPHCM) đã làm nhiều người giật mình: Có 81,8% học sinh (HS) ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày, 13,7% ngủ dưới 5 tiếng và 44,1% không ngủ trưa. Thời gian đi ngủ từ 23h-0h chiếm tỉ lệ cao nhất với 39,8%, 20,7% đi ngủ sau 0h, số đi ngủ trước 22h chỉ chiếm 8,6%.

Trẻ em đang phải học quá nhiều. Đã có lúc đại biểu Quốc hội chất vấn về việc chiếc cặp của HS tiểu học nặng bao nhiêu kilogram. Nhìn vào thời khóa biểu của HS từ tiểu học đến THPT, thấy “hoa cả mắt” vì lịch học kín đặc: Học chính khóa buổi sáng, học thêm buổi chiều, “phụ đạo” vào buổi tối; ngoài các môn văn hóa, các em còn phải nhồi nhét các môn năng khiếu, tự chọn, rồi các hoạt động ngoại khóa, lao động, trải nghiệm...

HS đang là “đối tượng” được đặt quá nhiều kỳ vọng và được “khai thác” ở mức tối đa. Người biên soạn SGK hi vọng các em sẽ trở thành người có vốn tri thức bách khoa, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cho đến ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, thủ công… Nhà trường hi vọng các em sẽ “vừa hồng vừa chuyên”, vừa có tri thức phổ thông toàn diện, vừa giỏi nổi bật ở một vài môn văn hóa, năng khiếu nào đó, để đem về thành tích 100% thi đậu và tỷ lệ học sinh giỏi, các cuộc thi… cao chót vót.

Cha mẹ cũng đặt cược tương lai các em và gia đình vào việc học. “Lo mà học đi, nếu học kém thì chỉ có nước thất nghiệp”, là “khẩu hiệu” thường xuyên được bố mẹ, ông bà “tuyên truyền” cho con, cháu.

Một số giáo viên cũng tìm cách tăng cường dạy thêm, dạy kèm, với đa mục đích, không loại trừ để tăng thu nhập và nâng cao thành tích cho thầy, trò. Việc dạy thêm lại tạo ra áp lực bài vở rất lớn cho HS.

Vậy là, cả “gia đình - nhà trường - xã hội” cùng đồng tình, nhất trí cao cho mục tiêu… học nữa, học mãi!

Mặc dù đã có rất nhiều ý kiến cảnh báo, việc tổ chức học tập như trên sẽ tạo ra những con “gà nòi”, có thể giải được những bài toán hóc búa mà học sinh phương Tây phải bó tay, nhưng lại rất yếu kém về khả năng sáng tạo, ứng dụng, cũng như các kỹ năng sống.

Giảm cường độ học tập cho HS, để các em có tuổi thơ, được phát triển hài hòa, được hạnh phúc, ngỡ như một điều tưởng đơn giản mà quá khó.

Các giáo sư, tiến sĩ biên soạn SGK, thầy cô, cha mẹ, hãy cắp cặp đi học cùng HS một ngày, xem thử có chịu đựng nổi không?

hoc sinh keu cuu vi thieu ngu tre em la nan nhan cua benh thanh tich

Bộ GD&ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích

Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT, trường học về việc từng bước khắc phục bệnh thành tích.

hoc sinh keu cuu vi thieu ngu tre em la nan nhan cua benh thanh tich

Phạt HS ngồi dưới nền nhà vì quên đeo khăn đỏ: Lại vì bệnh thành tích

Bệnh thành tích đã ngấm vào nhiều giáo viên, cán bộ ngành giáo dục, dẫn đến việc vì một em quên đeo khăn đỏ làm ...

/ Báo Lao động