Sau những ngày nghỉ Tết là bước vào mùa lễ hội. Đã có nhiều nơi khai hội, khách hành hương tứ phương đổ về, chùa Hương là một điểm nóng như mọi năm.
Và còn nhiều nơi khác nữa, ở miền Bắc có Lễ hội Yên Tử, Hội Lim, Khai ấn đền Trần; Huế có Lễ hội Làng Sình, Lễ hội Cầu Ngư; miền Nam có Lễ hội Đền Bà Đen - Tây Ninh, Lễ hội Miếu Bà Thiên Hậu - Bình Dương, Lễ hội Bà Chúa Xứ - An Giang...
Nhiều lễ hội khắp mọi miền, vui thì có vui nhưng còn quá nhiều điều không vui từ những lễ hội này.
Đã đến ngày làm việc, nhưng vẫn còn thói quen ăn Tết kéo dài, lơ là công việc, nhất là các công sở. Đối với Cty tư nhân, ai không chấp hành kỷ luật thì bị đuổi việc, còn cơ quan nhà nước thì xuê xoa cho qua. Có nơi cả cơ quan kéo nhau đi lễ hội, đi viếng chùa cầu an cầu lộc. Tình trạng ăn cắp giờ làm việc những ngày sau Tết vẫn phổ biến hằng năm, hoặc có đến cơ quan nhưng không làm việc, mà tiếp tục liên hoan, rượu chè, vui chơi.
Trong 9 ngày nghỉ Tết, xảy ra 276 vụ tai nạn giao thông, cướp đi 183 sinh mạng và làm bị thương 241 người. Liệu mùa lễ hội kéo dài, sẽ còn bao nhiêu vụ tai nạn giao thông, sẽ còn bao nhiêu người thiệt mạng và bị thương tật. Cho nên, ý thức về chấp hành luật giao thông vẫn phải đặt lên hàng đầu trong mùa lễ hội.
Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định thu hút rất nhiều du khách thập phương. |
Trong mấy ngày Tết, có đến hơn 4.000 người nhập viện cấp cứu do đánh nhau, chừng đó đã quá buồn lòng. Mùa lễ hội kéo dài liệu có còn tình trạng say xỉn rượu bia dẫn đến choảng nhau, đưa nhau vào bệnh viện, thậm chí có người mất mạng, kẻ vào tù.
Phổ biến nhất là tình trạng mê tín dị đoan, có rất nhiều người xa rời tín ngưỡng tôn giáo, trở thành mê muội tăm tối, cúng vái cầu xin mặc cả với thánh thần. Lợi dụng sự mê muội đó, nhiều người buôn thần bán thánh để thu lợi.
Một xã hội văn minh, dân trí cao thì không có chỗ cho sự mê muội và tăm tối. Tôn giáo không bị lợi dụng, niềm tin không bị mua bán.
Mùa lễ hội là mùa cúng viếng đền thờ, miếu mạo, đình chùa, cho nên sẽ đốt rất nhiều vàng mã, gây ô nhiễm môi trường, tốn kém của cải vật chất. Đã có nhiều tăng lữ và chuyên gia tôn giáo có uy tín lên tiếng phản đối và xem đốt vàng mã như một hủ tục, nhưng người ta đốt ngày càng nhiều hơn.
Còn rất nhiều lễ hội được cho là truyền thống nhưng không phù hợp với xã hội văn minh, cũng nên dẹp bỏ. Kế thừa truyền thống nhưng có chọn lọc, phong tục khác với hủ tục, đã là hủ tục thì không thể là giá trị văn minh.
Lễ hội yên, nhưng chưa ổn Các lễ hội đầu năm nay được siết chặt quản lý và đổi mới cách tổ chức, không còn cảnh đánh nhau, tranh cướp lộc, ... |
Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm mùa lễ hội Nhiều điểm kinh doanh ăn uống dịp lễ hội là tự phát nên việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, ... |
Nhà nghiên cứu Trịnh Bách: Lễ hội Việt Nam có thời gian đứt đoạn, gây hiểu sai lệch “Tôi nghĩ lễ hội, phong tục của Việt Nam đã có một thời gian khá dài bị đứt đoạn, dẫn tới bị hiểu lệch, không ... |
Chúng ta đang bỏ quên ngôi đền thiêng nhất Chúng ta bắt đầu bước vào tháng Giêng, một tháng của lễ hội. Khi lễ hội Chùa Hương chưa khai mạc thì mỗi ngày đã ... |