Tư tưởng “học đại học như đi chơi”, “ngồi nhầm lớp”, chương trình giáo dục đại học chưa hấp dẫn… đã khiến hàng ngàn sinh viên bị buộc phải “ra trường trước thời hạn”.
Không ít sinh viên “ngồi nhầm chỗ”
Những ngày qua, câu chuyện hàng loạt sinh viên bị buộc thôi học vì kết quả học tập kém nhận được sự quan tâm của dư luận, với những ý kiến trái chiều.
Sẽ chẳng vui gì nếu phải cầm trên tay quyết định bị buộc thôi học. Bố mẹ các em cũng có thể suy sụp khi đứa con mình đặt hết kỳ vọng phải rời giảng đường, cánh cửa đại học đóng lại trước mắt.
Trong số sinh viên bị buộc thôi học, đa phần rơi vào năm thứ nhất. Đánh giá về hiện tượng này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội - cho rằng, sau khi rời vòng tay gia đình để lên thành phố học tập, không ít sinh viên năm đầu đã sa vào tệ nạn xã hội, có tư duy lệch lạc rằng vào đại học để chơi.
Hoặc các em biết mình đã “ngồi nhầm chỗ”, phải học những ngành mình không thích mà bố mẹ thích, dẫn đến tâm lý chán nản.
Lý Văn Mạnh (ĐH Công Nghệ, HN) thừa nhận, những SV có điểm số quá thấp có lý do là vì mải chơi, với nam SV là vì sa đà vào game online. Nếu điểm số quá kém, việc bị nhà trường đuổi học là đương nhiên và không có lý do gì để bao che hết.
Tuy nhiên, một sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội lại cho rằng, có điểm số thấp, không hẳn do SV không chịu học, mà có phần vì chương trình đào tạo của trường quá nặng, ra đề khó. Đặc biệt, khi vào năm thứ nhất, SV phải học những môn đại cương, với lượng kiến thức rộng, nhiều khi không liên quan đến ngành học dễ khiến SV nản chí, chán học.
Có lỗi của các trường đại học
Chia sẻ về hiện tượng hàng loạt SV bị buộc thôi học, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) - cho rằng, các trường nên xem lại cách đào tạo của mình, không nên đổ hết tại SV học dốt, lười hay mải chơi.
“Có những trường điểm đầu vào rất cao, nhưng vẫn có nhiều SV bị buộc thôi học. Tôi nghĩ có thể liên quan đến cách học của các em. Ở phổ thông, học sinh được cầm tay chỉ việc, nhưng khi lên đại học thì phải tự học, tự nghiên cứu. Vì thế, các em sẽ lúng túng” – TS Khuyến chia sẻ.
Ông cũng nói thêm rằng, với hình thức đào tạo theo tín chỉ, ngoài việc được tự chọn môn học, có một khâu rất quan trọng là khi bắt đầu vào học môn nào đó, giảng viên phải cung cấp cho sinh viên một đề cương về môn mà mình dạy.
Trong đề cương có hướng dẫn sinh viên về cách học, tài liệu nào là chính và tham khảo thêm những tài liệu nào? Nếu giảng viên bỏ mặc sinh viên, thì khác nào đẩy các em vào chỗ mất phương hướng vì không tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất.
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Ngộ nhận và lao theo ngành \'hot\'
Theo TS Huỳnh Anh Bình, công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông còn yếu kém, nhiều em chọn sai ngành học, dẫn đến tình ... |
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Chương trình chán, lên lớp để ngủ
Nhiều sinh viên phản ánh chương trình học năm thứ nhất, thứ hai ở đại học phần lớn là môn đại cương và cơ bản. ... |