Hai phương án kiến trúc Công viên 23 tháng 9 ở Sài Gòn

11 ha mặt đất Công viên 23 tháng 9 (quận 1) là mảng xanh, 4 tầng hầm là các công trình giao thông, thương mại... thông lên nhiều con đường. 

"Sau khi xây dựng lại, Công viên 23 tháng 9 không chỉ là công trình phức hợp trên mặt đất mà còn có không gian công cộng, bến xe buýt, bãi đậu xe, trung tâm thương mại... ngầm bên dưới. Tất cả đều kết nối với nhà ga Metro Bến Thành", ông Hoàng Tùng (Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM) nói tại lễ trao giải thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch công viên này, sáng 2/8.

Theo ông Tùng, hai phương án đạt giải lần này có thể kết hợp với nhau để hoàn thiện tốt nhất cho Công viên 23/9. Sở tiếp tục nhận góp của người dân, doanh nghiệp, lãnh đạo thành phố để hoàn thiện quy hoạch 1/500 cuối năm nay.

hai phuong an kien truc cong vien 23 thang 9 o sai gon
Phối cảnh tổng thể khu C - Phương án đạt giải II. Ảnh: Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM.

Thành phố dự kiến, 100% diện tích mặt đất là công viên công cộng, các chức năng khác sẽ được bố trí ở 4 tầng ngầm. Công viên sẽ kết nối tuyến Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ở tầng hầm và kết nối liên tục lên mặt đất bằng không gian mở (nhiều cây xanh) tại trục Hàm Nghi, Lê Lợi, đường đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên cảng Bạch Đằng, hai cầu đi bộ qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

"Công viên có vai trò quan trọng trong một trục liên hoàn, kết nối khu đô thị mới và cũ thành không gian mở cho khu trung tâm... nên được lãnh đạo thành phố đốc thúc quyết liệt", ông Tùng nói.

Công viên 23/9 rộng khoảng 11 ha, được tạo lập trên nền nhà ga xe lửa Sài Gòn trước đây. Đây là mảng xanh đô thị lớn ở trung tâm thành phố vốn dày đặc cao ốc, là không gian nối kết các khu vực thương mại và dịch vụ quan trọng như chợ Bến Thành, phố du lịch Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão, khu vực thương mại dịch vụ Lê Lai – Nguyễn Trãi, chợ Thái Bình.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài công viên xảy ra tình trạng bát nháo do có nhiều đơn vị quản lý chồng chéo, thiếu kiểm soát trong xây dựng, khai thác. Nhất là khu B với các hoạt động mua sắm, ăn uống, dịch vụ... khiến thay đổi công năng của công viên và gây ùn ứ giao thông. Vì vậy, chính quyền thành phố đã quyết định thu về một mối và giao cho Sở Xây dựng quản lý trong thời gian chờ công viên được cải tạo.

Cuộc thi ý tưởng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực Công viên 23/9 được phát động ngày 31/1. Hội đồng thi tuyển chọn 4 đơn vị có kinh nghiệm, năng lực phù hợp trong số 10 công ty đến từ Hong Kong, Pháp, Canada, Úc và Châu Âu.

Ngày 3/7, UBND thành phố chấp thuận kết quả cuộc thi. Cụ thể: Công ty TNHH Kiến trúc Lava (giải Nhì, 500 triệu đồng); Công ty thiết kế kiến trúc và cảnh quan Debarre Duplantiers (giải Ba, 250 triệu đồng); hai giải Khuyến khích của Công ty B+H Việt Nam và Liên doanh Belt Collins International – TA Corporation (100 triệu đồng). Không có phương án giải nhất (do không có phương án đạt số điểm yêu cầu theo quy chế cuộc thi).

Hữu Công

hai phuong an kien truc cong vien 23 thang 9 o sai gon Công viên 23 tháng 9 được xây dựng lại đầu năm 2020

UBND TP HCM một lần nữa ra "tối hậu thư" cho một loạt công trình phải trả mặt bằng đang chiếm dụng công viên.

hai phuong an kien truc cong vien 23 thang 9 o sai gon TP HCM chuẩn bị xây dựng Công viên 23 tháng 9

Công viên rộng 10 ha tại trung tâm Sài Gòn được chỉnh trang hiện đại, thân thiện, phục vụ người dân vui chơi.

/ vnexpress.net