Theo UBND TP Hà Nội, đến thời điểm này, thành phố đã phê duyệt 57/ 68 đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chung, trong đó quy hoạch phân khu nội đô đã được hoàn chỉnh, đang hoàn thiện để lấy ý kiến Bộ Xây dựng…
Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu báo cáo về kết quả phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn thành phố tại hội nghị Thành ủy Hà Nội sáng nay, 15-10, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, về cơ bản, kinh tế - xã hội của thành phố phát triển, đạt được kết quả toàn diện.
Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (GRDP) tăng 7,35%, cao hơn cùng kỳ 2018 (7,01%); tăng trưởng xuất khẩu duy trì ở mức cao (20,4%); thu ngân sách được đảm bảo. Cùng đó, môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố được cải thiện, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao, đạt 6,23 tỷ USD và dẫn đầu cả nước.
Tín hiệu tích cực nữa là khách du lịch đến Hà Nội 9 tháng qua ước đạt 21,55 triệt lượt người, tăng 9,5%.
Trong đó, khách quốc tế đạt 4,71 triệu lượt, tăng 10,1% so với cùng kỳ 2018, khách quốc tế lưu trú đạt 3,31 triệu lượt, chủ yếu gồm khách quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Riêng về công tác quản lý và phát triển đô thị, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, vừa qua, thành phố đã đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn, phấn đấu cơ bản phủ kín quy hoạch tiến tới quản lý theo quy hoạch.
Đến nay, thành phố đã phê duyệt 57/ 68 đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. Đáng chú ý, quy hoạch phân khu nội đô đã được hoàn chỉnh, đang hoàn thiện để lấy ý kiến Bộ Xây dựng; quy hoạch chung đô thị vệ tinh Hòa Lạc đã gửi Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức rà soát quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch phân khu đô thị; xây dựng đề cương chương trình phát triển đô thị…
Bên cạnh đó, công tác quốc phòng được củng cố, vừa qua các cuộc diễn tập phòng thủ trên địa bàn Hà Nội đã diễn ra an toàn tuyệt đối, đạt kết quả tốt; an ninh chính trị, TTATXH được đảm bảo; công tác đối ngoại được mở rộng và phát triển.
Dù vậy, UBND TP Hà Nội cũng chỉ rõ không ít tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố từ đầu năm đến nay, như: công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình chậm; công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước chưa đáp ứng tiến độ đề ra; vệ sinh môi trường, ô nhiễm không khí gây bức xúc nhân dân; trật tự đô thị, quản lý nhà chung cư tồn tại nhiều bất cập…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho rằng, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên có nhiều mặt, cả chủ quan và khách quan. “Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do giải quyết công việc thiếu tập trung, thiếu sáng tạo, chưa thực sự quyết liệt ở một số đơn vị. Năng lực của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…” - đại diện UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.
Quy hoạch thành phố Nha Trang, tăng nhà cao tầng có phù hợp? Các nhà cao tầng chủ yếu là căn hộ, khách sạn với mật độ xây dựng cao, hạ tầng khu vực ven biển của thành ... |
Sắp công bố ranh quy hoạch 5 khu phố ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm Theo lãnh đạo TP HCM, sắp tới thành phố sẽ cùng Thanh tra Chính phủ trả lời về ranh quy hoạch 5 khu phố ở ... |
Quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến trước việc tỉnh Kiên Giang đề nghị dừng quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu ... |
Hà Nội có bao nhiêu công viên, vườn hoa, trường học, nhà văn hóa được xây dựng từ những khu đất đã từng là nhà ... |