- Hàn Quốc: Triều Tiên vừa phóng tên lửa đạn đạo
- Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Nhật Bản cảnh báo khẩn cấp
Mặc dù thể hiện rất tốt khả năng tác chiến trên chiến trường Ukraine, nhưng tổ hợp HIMARS của Mỹ vẫn không thể lọt vào “mắt xanh” của Hà Lan.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hà Lan đã gửi thư cho Hạ viện nước này và giải thích rằng quân đội đang tăng cường hỏa lực bằng việc mua các loại tên lửa mới cho cả lục quân, hải quân và không quân.
Đây là những hệ thống có thể nhắm mục tiêu với độ chính xác cao và uy lực ở khoảng cách xa hơn. Cụ thể, Bộ quốc phòng Hà Lan đã chọn hệ thống PULS của Israel cho các lực lượng lục quân, tên lửa Tomahawk cho hải quân và JASSM-ER của Mỹ cho không quân. Tổng giá trị thương vụ dự kiến lên tới 4 tỷ euro.
Tên lửa HIMARS của Mỹ.
Hà Lan dự kiến mua PULS của Israel trong năm nay. Theo tuyên bố trên các phương tiện truyền thông Hà Lan, thương vụ này trị giá khoảng 500 triệu euro. Điều này đánh dấu lần đầu tiên Hà Lan trang bị pháo tên lửa, cho phép nước này hỗ trợ hỏa lực hiệu quả.
Hiện tại, hỗ trợ hỏa lực của Hà Lan dựa trên pháo bọc thép có thể bắn ở khoảng cách lên tới 50 km. Hà Lan ban đầu dự định mua HIMARS của Mỹ và Washington đưa ra mức giá 670 triệu USD. Tuy nhiên, cuối cùng Amsterdam đã lựa chọn hệ thống PULS của Israel.
Hệ thống tên lửa PULS của Israel.
Hà Lan đã đưa ra lời giải thích tại sao họ thích hệ thống của Israel, lý do không phải là tiền mà là năng lực công nghệ. So với hệ thống HIMARS của Mỹ, PULS có thể mang nhiều tên lửa hơn. Nó cũng cho phép mua nhiều tên lửa hơn với cùng một ngân sách và tên lửa sẽ được bàn giao sớm hơn.
Một lý do không kém phần quan trọng, Hà Lan tính đến thực tế là các cỡ đạn châu Âu rất phù hợp với hệ thống PULS của Israel. Điều này sẽ không chỉ tiết kiệm tiền cho người nộp thuế ở Hà Lan, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình hậu cần trong tương lai như việc giao hàng và cung ứng đạn dược.
Hà Lan không phải là quốc gia duy nhất lựa chọn nhà sản xuất Israel và hệ thống tên lửa của nước này. Đan Mạch cũng đang mua hệ thống PULS và Đức cũng đang thể hiện sự quan tâm với mục tiêu “mang lại triển vọng hợp tác quốc tế để tăng quyền tự chủ của châu Âu”.
Năm ngoái, công ty Đức Krauss Maffei Wegmann (KMW) đã đồng ý với Elbit Systems của Israel để phát triển một phiên bản dành cho châu Âu có tên là Europuls.
Tên lửa Tomahawk.
Bên cạnh đó, Hà Lan cũng quyết định sử dụng tên lửa chống hạm Tomahawk của Mỹ để trang bị cho hải quân. Với tên lửa này, các tàu chiến của Hà Lan sẽ có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 1.000 km.
Không chỉ riêng Hà Lan mà Anh và Tây Ban Nha cũng sử dụng Tomahawk để chống lại các mối đe dọa trên biển. Chẳng hạn, Tây Ban Nha dự kiến sẽ trang bị tên lửa này cho các tàu ngầm S-80 sắp đi vào hoạt động.
Hà Lan cũng đặt mua tiêm kích F-35 từ Mỹ vì vậy một vũ khí tương thích cho máy bay là rất cần thiết. Mỹ một lần nữa trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho máy bay của Hà Lan, đó là tên lửa JASSM-ER.
Tên lửa JASSM-ER.
Đây là tên lửa không đối đất và cũng có tầm bắn tương tự như Tomahawk - 1.000 km. Ngoài Australia và Mỹ, một số quốc gia châu Âu cũng đã đưa JASSM-ER vào hoạt động, chẳng hạn như Đức, Phần Lan và Ba Lan.
Với sự bổ sung chất lượng này, sức mạnh của quân đội Hà Lan được cho là tăng lên đáng kể, giúp quốc gia này có thể bảo vệ đất nước của mình tốt hơn, cũng như phát huy vai trò trong khối liên minh quân sự.
https://vtc.vn/ha-lan-tin-ten-lua-israel-tot-hon-nhieu-himars-cua-my-ar764715.html