Guinea Xích đạo nằm trên bờ biển phía Tây của Trung Phi và là nơi sinh sống của chỉ 1,4 triệu người. Nhưng quốc gia nhỏ bé giàu dầu mỏ này lại nằm ngay trung tâm của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ. Quốc gia châu Phi này đã trở thành tâm điểm chú ý với những gợi ý rằng, đây có thể trở thành nơi đặt căn cứ quân sự của Trung Quốc, một động thái mà Mỹ cho rằng có thể gây nguy hiểm cho tham vọng quân sự của họ trên Đại Tây Dương.
Guinea Xích đạo được cho là một trong những trung tâm của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới |
Những lo ngại mới
Thông tin đầu tiên được đề cập trên tờ Wall Street Journal vào ngày 5-12. Theo hãng truyền thông này, Trung Quốc có khả năng sẽ xây dựng một căn cứ hải quân để tái trang bị và sửa chữa các tàu hải quân ở Bata (thành phố lớn nhất Guinea Xích đạo), nơi Trung Quốc đã mở rộng cảng thương mại nước sâu.
Trong một bài xã luận mới đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu viết rằng: “Không thấy lý do gì để Trung Quốc tăng tốc triển khai quân sự ra Đại Tây Dương… để thực hiện một trò chơi cường quốc chiến lược”. Theo tờ báo, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào châu Phi và nhằm mục đích ngăn chặn và chống lại nạn cướp biển. “Nhưng nếu Trung Quốc thiết lập một trạm cung cấp hải quân cho mục đích này, nó sẽ khác với những gì Mỹ tưởng tượng. Nó sẽ mang lại lợi ích cho khu vực mà không gây hại gì”.
Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cũng cho biết, việc xây dựng căn cứ quân sự khó có thể xảy ra vì vị trí của Guinea Xích đạo không phù hợp với lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Nguồn tin cho biết: “Nó ở quá xa, không nằm dọc theo các tuyến đường hàng hải chính của Trung Quốc. Và ngay cả dầu của Guinea Xích đạo, sau khi được khai thác cũng phù hợp để bán cho châu Âu hơn là quay trở lại Trung Quốc để tối đa hóa lợi nhuận”. Hãng tin Tây Ban Nha EFE đưa tin, ông Teodoro Nguema Obiang Mangue - Phó Tổng thống Guinea Xích đạo (con trai của Tổng thống đương nhiệm) cũng phủ nhận có thỏa thuận xây dựng một căn cứ quân sự của Trung Quốc. Ông nói: “Trung Quốc là hình mẫu của một quốc gia thân thiện và đối tác chiến lược, nhưng hiện tại, không có thỏa thuận nào như vậy”.
Quân đội Mỹ có ảnh hưởng đáng kể trong khu vực và họ sẽ không chào đón đối thủ cạnh tranh đến vùng biển này. John Kirby - Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc cho biết: “Mỹ lo ngại về các tác động an ninh của việc đó. Chúng tôi đã nói rõ với các nhà lãnh đạo của Guinea Xích đạo rằng, một số hoạt động cũng như khả năng nhất định liên quan đến Trung Quốc sẽ gây ra những lo ngại về an ninh quốc gia cho chúng tôi”.
Nhận định của giới chuyên gia
Theo Mohammed Soliman - một học giả tại Viện Trung Đông (Washington), nhiều người Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang vướng vào một cuộc cạnh tranh quyền lực lớn trên khắp thế giới và sẽ gây ra hậu quả, bao gồm cả những thách thức địa chính trị mới. “Washington lo ngại Bắc Kinh có thể giành được một căn cứ quân sự chiến lược lâu dài trên Đại Tây Dương, đe dọa thế trận quân sự của Mỹ ở Tây Phi”.
Ông Craig Singleton - thành viên Tổ chức Bảo vệ các nền dân chủ thuộc Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia (Mỹ) cho biết: “Để thực sự hoạt động trên toàn cầu, quân đội Trung Quốc phải thiết lập một mạng lưới các căn cứ quân sự tại các điểm quan trọng trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và châu Phi, giống như cách Mỹ đã làm sau Thế chiến 2”. Những căn cứ này sẽ neo đậu các tàu quân sự Trung Quốc và giúp phục vụ hạm đội của họ ở xa bờ biển đại lục. Nếu không có mạng lưới cơ sở như vậy, dấu ấn quân sự toàn cầu của Trung Quốc sẽ chủ yếu giới hạn ở khu vực gần lãnh thổ của họ.
Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên ở Djibouti vào năm 2017 gần lối vào của Biển Đỏ, với khoảng 1.000-2.000 quân. Căn cứ này cách Trại Lemonnier khoảng 12km, nơi có 3.400 nhân viên trong Bộ Tư lệnh châu Phi của Hoa Kỳ. Trong khoảng 15 năm gần đây, có một quan điểm phổ biến rằng, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai” đặt cơ sở rải rác trên khắp khu vực Ấn Độ Dương. Với sự gia tăng của cạnh tranh Mỹ - Trung và bối cảnh các hoạt động thương mại lan rộng của họ trên khắp châu Phi cũng như khu vực Ấn Độ Dương, có vẻ như Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực thiết lập các cơ sở cho mục đích quân sự nhằm bảo vệ những lợi ích đó.
Đang chiếm giữ tàu hàng, cướp biển tháo chạy khi lính thuỷ đánh bộ Nga áp sát
Một toán cướp biển định tấn công một tàu chở container ở Vịnh Guinea, ngoài khơi bờ biển châu Phi đã phải bỏ chạy khi ... |