GNN Express tuyên bố phá sản, chủ nợ mất trắng?

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, chủ nợ của GNN Express sẽ gặp rất nhiều rủi ro, có thể không có cơ hội thu hồi nợ vì tài sản công ty không còn.

Tối 1/9, công ty chuyển phát nhanh GNN (GNN Express) phát đi thông báo trên fanpage chính thức về việc doanh nghiệp này dừng hoạt động do "không còn đủ khả năng tài chính". Ngay sau khi GNN tuyên bố phá sản, nhiều chủ nợ là các đối tác của doanh nghiệp này lo lắng về việc thu hồi nợ.

Các chủ nợ của GNN lo sợ hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, số vốn điều lệ của doanh nghiệp này chỉ là 100 triệu đồng, song, số tiền dư nợ rất cao, đó là chưa tính tới các khoản phụ phí phát sinh.

Vốn điều lệ 100 triệu đồng, nhưng nợ gấp.... vài chục lần

Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh GNN (GNN Express) tiền thân là Công ty cổ phần Dịch vụ Gió Nam do ông Hoàng Ngọc cùng 11 cổ đông khác thành lập cuối năm 2006, với vốn điều lệ 100 triệu đồng.

gnn express tuyen bo pha san chu no mat trang

Một điều khá bất ngờ là doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có 100 triệu đồng vốn điều lệ, nghĩa là doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm đối với số vốn điều lệ là 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong đơn thư gửi tới các chủ nợ và đơn thư giải trình gửi tới các cơ quan chức năng, ông Hoàng Ngọc, Tổng Giám đốc của GNN Express cho biết, ông này đã ra tự thú trước cơ quan pháp luật vì đã ra các quyết định chỉ đạo sử dụng COD của khách hàng cho các hoạt động công ty với tổng số tiền là 5,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Ngọc cũng cho biết thêm, năm 2017, sau khi dừng hợp tác với một đối tác lớn, GNN bắt đầu mất cân đối thu chi, dẫn đến việc phải sống bằng tiền thu hộ từ dịch vụ COD của khách.

Ngoài việc lạm dụng 5,5 tỷ đồng tiền COD, công ty này còn nợ ngân hàng khoản vay mua 6 ôtô, vay tín chấp 1,7 tỷ đồng, nợ người thân, bạn bè 3,5 tỷ đồng, nợ đối tác gửi hàng hàng không 1 tỷ đồng, nợ lương của người lao động 700 triệu đồng và nợ bảo hiểm xã hội 200 triệu đồng.

gnn express tuyen bo pha san chu no mat trang

Năm 2017, sau khi dừng hợp tác với một đối tác lớn, GNN bắt đầu mất cân đối thu chi, dẫn đến việc phải sống bằng tiền thu hộ từ dịch vụ COD của khách.

Trao đổi với PV báo điện tử VTC News, Ths. Ls Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, trong vụ GNN Express tuyên bố phá sản, một điều khá bất ngờ là doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có 100 triệu đồng vốn điều lệ, nghĩa là họ chỉ chịu trách nhiệm đối với số vốn điều lệ là 100 triệu đồng.

XEM THÊM TIN LIÊN QUAN TẠI ĐÂY:

>> Nợ 5 tỷ đồng tiền thu hộ, công ty giao hàng tuyên bố dừng hoạt động

>> Từ một \'anh cả\' trong ngành chuyển phát nhanh, vì sao GNN Express tuyên bố phá sản?

Trong khi đó, các khách hàng, đối tác lại cho doanh nghiệp này vay với số tiền lên tới vài tỷ đồng, vượt quá xa so với vốn điều lệ. Đó là rủi ro của những người đã giao dịch với doanh nghiệp này với số tiền lớn hơn số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khả năng thu hồi được số tiền lớn như vậy là rất thấp.

Nhiều khả năng “chủ nợ” sẽ không thu hồi được số tiền đã mất

Ths. Ls Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, với cơ chế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể là điều hết sức bình thường. Không chỉ các doanh nghiệp bé, các doanh nghiệp start-up, mà ngay cả những “ông lớn” cũng có thể xảy ra tình trạng này.

gnn express tuyen bo pha san chu no mat trang

Nhiều khả năng “chủ nợ” sẽ không thu hồi được số tiền đã mất.

Điều đáng nói ở đây là sự minh bạch về thông tin, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý doanh nghiệp như thế nào để giảm thiểu tới mức thấp nhất những thiệt hại đối với người lao động, với các đối tác và với xã hội khi một doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Khi những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, mất kiểm soát thì cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các đoàn thể hiệp hội để đưa đến quyết định là xóa sổ doanh nghiệp này hay vực dậy sao cho những tác động tiêu cực của doanh nghiệp này đối với xã hội ở mức thấp nhất có thể.

Với doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất kiểm soát về tài chính thì những chủ nợ sẽ là người quyết định đến số phận pháp lý của doanh nghiệp này theo các quy định của luật phá sản. Những hội nghị chủ nợ sẽ được triệu tập để tìm giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp này.

Khi những chủ nợ không có cách giải quyết thì thủ tục phá sản sẽ phải được thực hiện theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người lao động và quyền lợi của các bên có liên quan.

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, nguyên tắc xử lý tài sản thì sẽ xử lý theo quy định tại điều 54 Luật phá sản 2014. Theo đó, ưu tiên thứ tự như sau: Thanh toán chi phí phá sản, khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.

"Trường hợp, sau khi thanh toán các khoản chi phí nêu trên mà còn tiền thì mới thanh toán cho các chủ nợ theo tỷ lệ nhất định... Như vậy những chủ nợ sẽ gặp rất nhiều rủi ro, có thể sẽ không có cơ hội thu hồi nợ vì tài sản không còn”, Luật sư Cường cho biết.

Mặc dù vậy, trên Zing.vn, ông Hoàng Ngọc khẳng định, ông không né tránh trách nhiệm. “Vấn đề của tôi là thời gian, không thể trong chốc lát hoàn trả tiền cho khách. Tôi rất thiện chí xử lý việc này, quan trọng là có thời gian để tôi và gia đình thu xếp”.

gnn express tuyen bo pha san chu no mat trang Từ một "anh cả" trong ngành chuyển phát nhanh, vì sao GNN Express tuyên bố phá sản?

Tổng Giám đốc của GNN Express cho biết, do hoạt động của công ty gặp khó khăn, lâm vào tình trạng không cân đối được ...

gnn express tuyen bo pha san chu no mat trang Nợ khách 5 tỷ đồng tiền thu hộ, công ty giao hàng tuyên bố dừng hoạt động

Giám đốc GNN Express - đơn vị chuyển phát nhanh hơn một năm nay sống nhờ "găm" tiền thu hộ COD của khách - đã ...

/ https://vtc.vn